05/11/2008 10:23 GMT+7

Bầu cử tổng thống Mỹ và những cái "nhất"

TTXVN
TTXVN

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được cho là có nhiều cái "nhất": số cử tri đi bầu đông nhất, chi phí cao nhất, chiến dịch vận động tranh cử kéo dài nhất...

OREhlaf1.jpgPhóng to
Số cử tri đi bầu tổng thống Mỹ 2008 được cho là đông nhất từ trước tới nay

Tính tới thời điểm ngày 3-11, hơn 29 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm ở 30 bang của nước Mỹ. Đây là con số kỷ lục, cho thấy sự hào hứng của cử tri Mỹ đối với cuộc bầu cử năm nay.

Cử tri tiếp tục nô nức xếp hàng dài để bỏ phiếu cho người có thể thay đổi nước Mỹ. Một kỷ lục về số người đi bầu cử đã được nghĩ tới, dự kiến dễ dàng vượt qua mức hơn 121 triệu người hồi năm 2004. Số cử tri tham gia bầu cử ngày 4-11 có thể vượt mức 63,8% số cử tri tham gia bầu cử tổng thống năm 1960 và thậm chí vượt mức 65,7% số cử tri đi bầu cử trong năm 1908.

Chi phí cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 4-11 lên tới 5,3 tỷ USD, mức cao chưa từng có trong lịch sử bầu cử Mỹ.

Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2008 kéo dài nhất trong lịch sử bầu cử hiện đại. Hai ứng cử viên nỗ lực vận động cử tri cho tới sáng Ngày bầu cử 4-11.

lzyFknXG.jpgPhóng to
Một cử tri ủng hộ ông Obama

Trên cơ sở các cuộc thăm dò dư luận, giới phân tích dự đoán ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama có thể giành 338 phiếu đại cử tri so với 200 phiếu dành cho đối thủ John McCain của Đảng Cộng hòa. Nếu vậy, đây sẽ là sự chênh lệch lớn nhất kể từ năm 1996.

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008 cũng là cuộc bầu cử thu hút nhiều nhất sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước Mỹ, bởi lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, người da đen có khả năng trở thành ông chủ Nhà Trắng. Nếu không, nước Mỹ cũng sẽ có vị tổng thống cao tuổi nhất song hành cùng nữ phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử.

Những hình thức bỏ phiếu chính trong bầu cử tổng thống Mỹ

Có rất nhiều cách để các cử tri trên toàn nước Mỹ có thể sử dụng để bỏ lá phiếu của họ nhằm bầu ra Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ trong ngày 4-11.

Sau sự kiện sai sót trong việc kiểm vài trăm phiếu bầu tại bang Florida năm 2000 dẫn đến kết quả thắng lợi đầy tranh cãi của ông George W.Bush trước ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore, Chính phủ liên bang đã chi hàng trăm triệu USD để nâng cấp hệ thống bỏ phiếu trên cả nước.

Năm 2002, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Luật hỗ trợ bầu cử Mỹ (HAVA), theo đó đặt ra những tiêu chuẩn bầu cử tối thiểu và chi khoảng 3 tỷ USD để giúp các bang nâng cấp hệ thống máy bỏ phiếu và dữ liệu đăng ký cử tri. Cục dữ liệu bầu cử (EDS) cho biết kể từ năm 2000 đến nay đã có gần 60% điểm bỏ phiếu trên cả nước đã thay thế các máy bỏ phiếu và áp dụng nhiều hình thức bỏ phiếu.

Dưới đây là một số hình thức bỏ phiếu chính thường được lựa chọn tại Mỹ:

Là một trong những hình thức bỏ phiếu sơ khai nhất và hiện nay các lá phiếu thông thường đã không còn được sử dụng tại nhiều khu vực bầu cử. Hình thức này hiện chỉ áp dụng trong các cuộc bỏ phiếu kín tại những cộng đồng dân cư nhỏ và trong các cuộc bỏ phiếu vắng mặt. Các cử tri sẽ đánh dấu vào những ô vuông bên cạnh tên của ứng cử viên họ lựa chọn trên lá phiếu và bỏ phiếu vào hòm kín.

C7IwGER3.jpgPhóng to

Cử tri điền vào phiếu bầu cử tại Miami - Ảnh: Reuters

Được coi là một hình thức bỏ phiếu "kỳ quặc" từ giữa thế kỷ 20. Sau khi vào một phòng kín có một thiết bị cơ khí, giống như một máy bán hàng tự động, với các cần gạt khác nhau ghi tên các ứng cử viên, cử tri sẽ chỉ việc đẩy cần gạt có ghi tên người mình lựa chọn. Thiết bị này hiện hầu như không còn được sử dụng tại Mỹ.

Những máy kiểm phiếu đục lỗ đã không còn được ưa chuộng và bị loại bỏ tại hầu hết các bang trên toàn nước Mỹ sau vụ tai tiếng của nó trong cuộc bầu cử năm 2000 tại hạt Palm Beach, bang Florida.

Với hình thức này, các cử tri sẽ sử dụng máy để đục một lỗ ở bên cạnh tên của ứng cử viên họ chọn trên lá phiếu. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 2000, phiếu đục lỗ bộc lộ nhiều sai sót, như một số lá phiếu được phát hiện có nhiều vết đục, trong khi các phiếu khác cũng có lỗ xong không tròn hình, dẫn đến rất khó để máy có thể kiểm kê một cách chính xác.

KYAKzLJn.jpgPhóng to

Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm tại Ft. Lauderdale, Florida - Ảnh: Reuters

Đây là những thiết bị công nghệ cao, tương tự như những máy rút tiền tự động ATM đang được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các ngân hàng trên toàn nước Mỹ. Các máy màn hình cảm ứng đã được lắp đặt rộng rãi sau vụ bê bối phiếu đục lỗ năm 2000.

Ví dụ ở bang Florida, kể từ năm 2000 đã có 15 trên tổng số 67 hạt, đại diện hơn một nửa dân số trong bang, đã lắp đặt thiết bị màn hình cảm ứng phục vụ bầu cử. Tuy nhiên, hiện một số bang tại nước Mỹ đã nhanh chóng loại bỏ công nghệ này do quan ngại về tính an toàn và sự tin cậy của nó.

Song, tại nhiều bang khác, hình thức bỏ phiếu trên các màn hình cảm ứng vẫn được ưa chuộng. Theo ước tính của EDS, một nửa số khu vực bỏ phiếu trên cả nước Mỹ đã sử dụng hình thức này năm 2006. Năm nay, dự đoán một phần ba số điểm bỏ phiếu vẫn sẽ sử dụng công nghệ này.

Mặc dù vậy, một số cử tri cho biết có vài sai sót đối với hình thức bỏ phiếu này, như đôi khi chọn nhầm ứng cử viên khác. Nhiều người cũng chỉ trích hình thức này dễ bị "gian lận", mặc dù các chuyên gia khẳng định không có bằng chứng rõ ràng về khả năng này.

gCtfIJlg.jpgPhóng to

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa John McCain phát biểu tại Roswell, New Mexico hôm 3-11 - Ảnh: Reuters

Nhiều khu vực cử tri, sau khi "vỡ mộng" với hình thức bỏ phiếu qua màn hình cảm ứng, đã chuyển sang hình thức lá phiếu chỉ có thể đọc được với sự hỗ trợ của các máy quét quang học - tương tự công nghệ áp dụng với các bài kiểm tra được chuẩn hoá và ghi điểm trên máy vi tính ở các trường học Mỹ.

Thiết bị máy quét quang học hiện đang được đặt tại một số khu vực bầu cử, bởi không giống như màn hình cảm ứng, các máy quét này vẫn sẽ lưu lại các thao tác bỏ phiếu, phòng trường hợp phải kiểm phiếu lại.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp