Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm trong ngày 3-11 tại Pasadena, California - Ảnh: AFP
Theo báo Straits Times, bên cạnh việc tiền chỉ là một phương diện để đo lường tầm mức quan trọng của cuộc bầu cử giữa kỳ lần này ở Mỹ, số cử tri hăng hái đi bầu sớm lại là một phương diện đáng chú ý khác.
Mặc dù chưa thể biết tổng số cử tri chung cuộc sẽ đi bỏ phiếu, song theo thống kê, số cử tri đi bỏ phiếu sớm cho đợt bầu cử giữa kỳ 2018 tại Mỹ đã gấp đôi con số này của năm 2014.
Cho tới những ngày cuối tuần vừa rồi, 33,8 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu và số cử tri bỏ phiếu sớm năm nay tại ít nhất 28 bang đã vượt qua số cử tri đi bầu sớm tại những bang đó trong năm 2014.
Điển hình nhất là bang Texas, hơn 4,5 triệu cử tri ở đây đã đi bỏ phiếu sớm, thậm chí vượt xa cả tổng số cử tri đi bầu tại bang này trong đợt bầu cử giữa kỳ năm 2014.
Theo Trung tâm phản hồi chính trị (CRP), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay, chưa có cuộc nào có chi phí cho bầu cử giữa kỳ vượt hơn 4,2 tỉ USD trong chi phí (đã tính tới cả trượt giá).
CRP cho biết trên trang web Open Secrets của họ: "Tổng chi phí ước tính của cuộc bầu cử 2018 sẽ tăng 35% so với cuộc bầu cử năm 2014, mức tăng lớn nhất trong ít nhất hai thập kỷ qua".
Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa cũng đang vận động các nguồn quỹ ở những cấp độ kỷ lục, song mức tăng chi phí bầu cử lớn năm nay có động lực đáng kể từ các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Đảng này dự tính chi hơn 2,5 tỉ USD, vượt qua dự kiến chi 2,2 tỉ USD của Đảng Cộng hòa.
Cũng theo CRP, trong khi các ứng cử viên tranh ghế Hạ viện của Dân chủ vận động được hơn 951 triệu USD thì các đối thủ của họ thuộc đảng Cộng hòa vận động được 637 triệu USD. Khoảng cách giữa hai đảng trong cuộc đua tại thượng viện nhỏ hơn.
Hầu hết chi phí này đi vào hoạt động quảng cáo vận động tranh cử trên truyền hình, và hầu hết là những quảng cáo công kích có nội dung tiêu cực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận