27/09/2018 09:56 GMT+7

Bát nháo dịch vụ làm đẹp: Quản lý cách nào?

LAN ANH thực hiện
LAN ANH thực hiện

TTO - Giải pháp nào để quản lý các spa, cơ sở thẩm mỹ? Đã có nhiều trường hợp nữ lẫn nam đi làm đẹp bị tai biến. Để tìm được dáng vẻ như ý muốn sau khi thẩm mỹ, người đi làm đẹp cần lưu ý điều gì?

Bát nháo dịch vụ làm đẹp: Quản lý cách nào? - Ảnh 1.

Một ca phẫu thuật thẩm mỹ theo chuẩn của cơ sở y tế - Ảnh: BSCC

Tình trạng "loạn" đang gây mất an toàn cho người sử dụng dịch vụ, thậm chí đã có nhiều ca tử vong do chính sách về quản lý và thực tế đang có độ vênh lớn. Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa nói:

- Dịch vụ , thẩm mỹ đang nở rộ, bùng nổ mạnh mẽ. Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của người dân, nhưng thực tiễn xã hội cho thấy đang có những bất cập.

Như gần đây ở Bình Phước có chị uống thuốc tại cơ sở làm đẹp bị sốc phản vệ và tử vong, hay là hàng loạt trường hợp phải đến bệnh viện cấp cứu vì bị tắc mạch gây mù sau tiêm filler, bị gây mủ hay hoại tử các vùng được can thiệp làm đẹp.

Những vấn đề này cho thấy cần rà soát các quy định hiện có, xem quản lý cơ sở thẩm mỹ, cơ sở chăm sóc sắc đẹp theo hướng nào cho thật chặt chẽ và an toàn đối với người có nhu cầu làm đẹp.

* Nhiều ý kiến cho thấy mức xử phạt vi phạm rất thấp nên các thẩm mỹ viện, cơ sở chăm sóc sắc đẹp không ngại vi phạm, quảng cáo quá phạm vi hành nghề, hành nghề trái phép... Ông thấy mức phạt hiện hành có thấp, cần thay đổi?

- Về mức phạt với các vi phạm hành chính thì hiện tôi được biết thanh tra Bộ Y tế đang tập hợp các ý kiến đóng góp để sửa nghị định 176 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ý kiến tôi là xử phạt cao thì tác dụng tốt hơn và nên sửa đổi mức phạt sao cho có tác dụng răn đe rõ hơn với các cơ sở vi phạm hoặc cố tình vi phạm.

* Hiện vi phạm không chỉ ở nhóm cơ sở làm đẹp được sở y tế, Bộ Y tế cấp phép, mà cả ở nhóm spa, thẩm mỹ viện vốn được lập ra để chăm sóc da thông thường và việc quản lý nhóm cơ sở này đang buông lỏng?

- Quy định hiện hành là cơ sở làm đẹp có sử dụng dịch vụ xâm lấn như tiêm, truyền, dịch vụ gây chảy máu, phẫu thuật, tiểu phẫu... là phải được ngành y tế cấp phép, có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề mới được làm dịch vụ, còn thẩm mỹ viện chăm sóc da thông thường thì hoạt động như các cơ sở kinh doanh khác.

Việc quản lý không thể gom hết vào ngành y tế mà phải phù hợp với dịch vụ mà cơ sở cung cấp, thuận lợi cho doanh nghiệp, an toàn cho người nhận dịch vụ.

* Ông có thấy chính sách hiện hành và thực tế quản lý cơ sở làm đẹp đang có độ vênh, chính sách không theo kịp thực tế?

- Với các cơ sở được ngành y tế quản lý thì thanh tra đã làm việc khá hiệu quả, quy định hiện nay là thanh tra phải có kế hoạch và không được thanh tra quá 1 lần/năm, không chồng chéo. Nhưng các cơ sở làm đẹp ngoài nhóm này thì không thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế.

Khi rà soát các quy định hiện hành, theo tôi nên xem xét vấn đề này để có hình thức quản lý phù hợp, kể cả các cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp cũng cần được quản lý cho chặt chẽ và tránh những tai biến đáng tiếc.

Làm đẹp thế nào cho ổn?

Tôi đã có một quá trình tìm hiểu về việc làm đẹp tại nhiều nơi. Từ việc được tư vấn tại các thẩm mỹ viện tư nhân đến việc đến nhiều bệnh viện lớn như khoa tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện 115, khoa tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều phòng khám thẩm mỹ.

Tôi nhận ra đừng quá vội để quyết định làm gì đó ngay, nên tìm hiểu đầy đủ về bác sĩ, quy trình, giá cả, có so sánh cẩn thận và tham khảo ý kiến người đi trước.

Sau khi nói chuyện với các bác sĩ tại các bệnh viện lớn cùng một số phòng khám thẩm mỹ tư nhân, tôi có một số kinh nghiệm:

- Nếu có ý định đi thẩm mỹ, cần tham khảo nhiều nơi, sau đó tự rút ra kết luận, thích phương cách của bác sĩ nào. Mỗi bác sĩ, tùy vào khiếu thẩm mỹ của mình, sẽ đưa ra cách thực hiện phẫu thuật.

Ví dụ như với khuôn mặt của tôi, muốn cắt da dư và lấy mỡ trên mí mắt. Có bác sĩ chọn phương pháp: cắt da dư, tạo lại mí và lấy mỡ mí dưới. Có bác sĩ lại chọn cách: cắt da dư ngay chân mày để có thể phun lại đường chân mày theo lối mới.

- Làm phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện hay ở phòng khám thẩm mỹ đều như nhau, bởi đều do các bác sĩ chuyên làm phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý xem phòng khám đó có giấy phép rõ ràng hay không, có bác sĩ không, uy tín không, có treo giấy phép ở nơi có thể thấy được không.

- Tại các phòng khám thẩm mỹ hay "vẽ" thêm ra, muốn làm một được vẽ thêm hai, ba món để mình làm thêm. Còn tại bệnh viện, bác sĩ chỉ tư vấn đúng những gì muốn làm. Vì thế, khi đến phòng khám thẩm mỹ, cần giữ tỉnh táo, giữ vững "lập trường".

- Về giá cả thì tùy bệnh viện, tùy phòng khám thẩm mỹ tư nhân, nhưng sự chênh lệch không quá nhiều.

- Về thời gian, làm tại bệnh viện mất nhiều thời gian hơn một tí vì các giấy tờ phức tạp.

ĐỖ KIM

Cảnh báo những hệ lụy từ phẫu thuật nâng ngực

Tạp chí y khoa Annals of Surgery vừa công bố nghiên cứu cảnh báo một số trục trặc sức khỏe hiếm gặp đang trở nên phổ biến hơn do liên quan tới các ca phẫu thuật nâng ngực bằng silicone.

Nghiên cứu này, theo Đài CNN (Mỹ), được tiến hành với gần 100.000 phụ nữ, là nghiên cứu phân tích dài hạn kể từ năm 2006. Năm 2006 cũng là thời điểm phẫu thuật nâng ngực bằng silicone được phép trở lại thị trường Mỹ sau khi ngưng 14 năm vì các lo ngại an toàn.

Theo ông Mark Clemens - bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung tâm ung thư MD Anderson, Đại học Texas, người chủ trì nghiên cứu, phụ nữ cần được cung cấp nhiều thông tin tối đa về các vấn đề liên quan trước khi đi đến quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không.

"Các túi nâng ngực không phải những thứ dùng được cả đời" và tới 20% số phụ nữ chọn nâng ngực để nó to hơn cần phải tháo bỏ trong thời gian từ 8-10 năm, trang web của FDA cảnh báo.

Cũng theo cơ quan này, các biến chứng liên quan phẫu thuật nâng ngực gồm có viêm nhiễm, tạo nếp nhăn, để lại sẹo, đau đớn, sưng hoặc rách, vỡ phần vật chất cấy vào.

Ngoài ra, những người nâng ngực còn có nguy cơ bị ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) dạng hiếm gặp, tuy nguy cơ này rất nhỏ song lại đang có xu hướng gia tăng.

D. KIM THOA

Làm khách hàng thông thái

thammu

Hình ảnh tháo mủ cho bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh: BV

Theo các bác sĩ thẩm mỹ tại một số bệnh viện, qua trao đổi với bệnh nhân, được biết đa số trường hợp biến chứng đều được thực hiện ở các cơ sở không giấy phép, người thực hiện không có chứng chỉ hành nghề, chất liệu không đảm bảo.

Đáng chú ý, nhiều bệnh nhân có suy nghĩ chủ quan là thủ thuật, phẫu thuật không xâm lấn hoặc ít xâm lấn sẽ đơn giản, nhanh chóng, ít rủi ro hơn so với phẫu thuật xâm lấn.

PGS.TS Phạm Trịnh Quốc Khanh, trưởng khoa bỏng - tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương, cho rằng không có phẫu thuật nào đơn giản, tất cả đều có những biến chứng nếu thực hiện không đúng chuyên môn.

Khi muốn phẫu thuật thẩm mỹ, chị em nên tìm hiểu cơ sở làm đẹp có giấy phép hoạt động hay không, kỹ thuật sẽ được thực hiện trên cơ thể mình có được Sở Y tế TP.HCM cho phép hay chưa.

Ngoài ra, cần biết tên bác sĩ, tên thuốc hoặc hóa chất định tiêm vào cơ thể. Khi có biến chứng nên đến bệnh viện để giải quyết kịp thời, tránh hậu quả nặng nề.

Lưu ý nhiều yếu tố

PGS Quốc Khanh cho rằng một ca thẩm mỹ thành công đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ địa cũng cần thiết. Cụ thể là khả năng đưa chất liệu vào cơ thể người dùng, khả năng thích ứng, nguy cơ dị ứng của cơ thể người được thẩm mỹ đối với các chất liệu thẩm mỹ.

Tuy nhiên, có thể nói cơ địa không ảnh hưởng quá nhiều đến sự thành công hay thất bại của một ca làm đẹp.

Muốn một ca thẩm mỹ vừa đẹp vừa an toàn, đầu tiên phải tìm đến các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc các bệnh viện có khoa thẩm mỹ... Điều này khiến chúng ta an tâm khi tiến hành làm đẹp và khi không may xảy ra các tai biến không mong muốn.

Ca thẩm mỹ đòi hỏi phải đáp ứng các yếu tố về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của bác sĩ giỏi nghề rất quan trọng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần quan tâm đến thuốc, các chất liệu, thiết bị thẩm mỹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho người dùng.

XUÂN MAI - HỒNG PHƯƠNG ghi

Bát nháo dịch vụ làm đẹp - Kỳ 2: Tiền mất tật mang

TTO - Theo quy định, chỉ cơ sở thẩm mỹ có bác sĩ làm việc và được Sở Y tế cấp phép mới được thực hiện dịch vụ có xâm lấn. Nhưng các cửa tiệm gội đầu, spa cũng tiêm truyền, xăm mí mắt, xăm môi, thực hiện các dịch vụ gây chảy máu một cách trái phép.

LAN ANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp