Cô Sarah Woodfin rất bất ngờ và sốc khi quan sát được thỏ vằn trong tự nhiên - Ảnh: ĐH East Anglia |
Thậm chí nhà khoa học còn có thể ôm được nó.
Theo IBT, nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Anh East Anglia phối hợp các chuyên gia Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam dành thời gian 3 tháng để theo dõi và nghiên cứu loài thỏ vằn ở dãy núi Trường Sơn.
Nhà nghiên cứu Sarah Woodfin - đang học Thạc sĩ Ngành sinh thái học ứng dụng và bảo tồn tại ĐH East Anglia - bày tỏ vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu tiên trong đời quan sát được thỏ vằn xuất hiện kiếm ăn vào ban đêm.
“Con thỏ nhảy dọc theo bờ sông kiếm ăn và một thành viên trong nhóm nghiên cứu đã bắt được nó mang về trại để chụp ảnh, ghi lại các đặc điểm hình dạng và kích thước cơ thể sau đó thả nó về môi trường tự nhiên” - cô Sarah Woodfin nói.
“Tôi rất vui mừng, bị sốc và rất may mắn khi được ôm được con thỏ vào lòng. Nó có sọc vằn rất dễ phân biệt với các loài khỏ khác, sọc vằn tô điểm cho bộ lông màu vàng nhạt và đáng chú ý là nó có cái mông màu đỏ” - cô Sarah Woodfin cho biết thêm.
Loài thỏ sọc vằn Trường Sơn (có tên khoa học Nesolagus Timminsi) rất quý hiếm, trọng lượng con trưởng thành khoảng 5kg và chỉ được tìm thấy tại các khu rừng dọc theo dãy Trường Sơn, địa phận Việt Nam - Lào.
Lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy loài này vào năm 1999. Sau đó, rất hiếm gặp nó và chỉ được quan sát hiếm hoi qua bẫy ảnh tự động.
Mối lo ngại của nhóm nghiên cứu là loài thỏ vằn này có nguy cơ tuyệt chủng do vấn nạn phá rừng và săn bắn.
“Điều quan trọng chúng tôi có thể làm hiện tại là hiểu và nắm rõ hành vi sống của loài thỏ này để đánh giá được tình trạng bảo tồn và đề ra các biện pháp bảo tồn phù hợp” - IBT trích dẫn lời cô Sarah Woodfin.
Cô Sarah Woodfin ôm thỏ vằn quý hiếm vào lòng - Ảnh: ĐH East Anglia |
Cận cảnh thỏ vằn Trường Sơn - Ảnh: Ảnh: ĐH East Anglia |
Video ghi hình được thỏ vằn Trường Sơn - Nguồn: You Tube/ĐH East Anglia |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận