16/06/2022 15:54 GMT+7

Bắt đầu trám lấp giếng khoan tại khu vực tiếp giáp nghĩa trang Bình Hưng Hòa

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Ngày 16-6, UBND quận Tân Phú và Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa đã triển khai chương trình giảm khai thác nước ngầm dưới đất và trám lấp giếng khoan trên địa bàn TP.HCM ở khu vực tiếp giáp nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Bắt đầu trám lấp giếng khoan tại khu vực tiếp giáp nghĩa trang Bình Hưng Hòa - Ảnh 1.

Trám lấp giếng khoan cho người dân tại chung cư Độc Lập, quận Tân Phú - Ảnh: LÊ PHAN

Ông Nguyễn Mười - giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa - cho biết địa bàn quận Tân Phú hiện có khoảng 27.000 giếng khoan. Khu vực này tiếp giáp với nghĩa trang Bình Hưng Hòa có lịch sử chôn cất đã lâu đời. Do đó nguồn nước ngầm cũng ảnh hưởng ít nhiều.

"Hiện chúng tôi hỗ trợ kinh phí trám lấp cho người dân. Còn khi triển khai rộng thì quận sẽ dùng kinh phí từ quận. Chúng tôi còn phụ trách địa bàn quận Tân Bình, quận này có tới 50.000 giếng khoan, sắp tới nếu có kế hoạch chúng tôi sẽ phối hợp với quận này để thực hiện trám lấp", ông Mười nói.

Ông Nguyễn Quốc Bình - phó chủ tịch UBND quận Tân Phú - cho biết quận đang cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân giảm khai thác nước ngầm, trám lấp giếng khoan để bảo vệ môi trường.

"Tỉ lệ cấp nước sạch tại địa bàn quận đạt 100% nhưng nhiều hộ dân họ không xài mà sử dụng giếng khoan. Có những hộ dân cả tháng đồng hồ nước chưa tới tới 4m3, thậm chí là 0m3. Việc khai thác nước ngầm quá mức có thể gây nhiều hệ lụy như sụt lún, ô nhiễm môi trường nước ngầm và quan trọng nhất là sức khỏe người dân không đảm bảo.

Nếu sử dụng nguồn nước không sạch có thể gây dị ứng da, ảnh hưởng tiêu hóa, lâu dài có thể ung thư. Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường, quận chúng tôi đang thực hiện lộ trình trám lấp tiến tới ngưng khai thác sử dụng nước từ giếng khoan", ông Bình chia sẻ.

Chung cư Độc Lập, phường Tân Quý là địa chỉ được hỗ trợ trám lấp giếng vào sáng cùng ngày. Bà Nguyễn Thị Thúy - ban quản trị chung cư - cho biết trước đây 3 năm khu vực này vẫn còn bơm nước giếng khoan lên bể ngầm để sử dụng.

"Sau đó người dân phản ảnh việc bể ngầm khó vệ sinh, chất lượng nước không đảm bảo và chuột, gián có thể rơi vào. Cùng thời điểm này nước sạch cũng được kéo tới nên toàn chung cư đã chuyển sang xài nước máy cho đảm bảo. Giếng khoan để đó nhiều năm nay, tới nay sẽ được lấp để đảm bảo nguồn nước ngầm không bị xâm nhập các chất ô nhiễm", bà Thúy nói.

Nỗ lực kéo giảm khai thác nước ngầm

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm lượng nước khai thác dưới đất thêm 40.000m3/ngày (từ 70.000m3/ngày về mức 30.000m3/ngày), tuân thủ theo lộ trình giảm khai thác nước ngầm của UBND TP.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, lộ trình giảm khai thác nước dưới đất đã được UBND TP.HCM phê duyệt như sau: đến cuối năm 2023, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn TP.HCM còn 150.000m3/ngày; cuối năm 2025, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn thành phố còn 100.000m3/ngày.

Trong năm 2021, TP.HCM đã giảm khai thác nước dưới đất 16.650m3/ngày. Trong đó, lượng khai thác nước dưới đất hộ gia đình giảm 8.000m3/ngày, trong khu chế xuất - khu công nghiệp giảm 1.650m3/ngày, bên ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp giảm 3.000m3/ngày, lượng khai thác nước dưới đất của Sawaco giảm 4.000m3/ngày.

Nước ngầm: nguồn nước ngọt khổng lồ của TP.HCM đối mặt nhiều đe dọa nghiêm trọng Nước ngầm: nguồn nước ngọt khổng lồ của TP.HCM đối mặt nhiều đe dọa nghiêm trọng

TTO - Nằm trên vị trí địa lý thuận lợi, chằng chịt kênh rạch, sông ngòi nên TP.HCM được ưu đãi một nguồn nước ngọt khổng lồ. Nhưng nguồn nước tại TP.HCM đang đối mặt với nhiều nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp