Mặt tiền cửa hàng BVLGARI ở thành phố New York (Mỹ) - Ảnh: BVLGARI
Nghiên cứu của Công ty tư vấn quản lý Bain & Company (Mỹ) phối hợp với Fondazione Altagamma (ủy ban tập hợp các thương hiệu cao cấp của Ý), còn cho biết, ngành hàng xa xỉ phục vụ cá nhân có thể đạt doanh thu tăng 22% lên 353 tỉ euro vào năm 2022, so với năm 2021.
Thị trường hàng xa xỉ cá nhân được dự báo sẽ tăng trưởng ít nhất 3 - 8% trong năm 2023, ngay cả khi điều kiện kinh tế toàn cầu suy thoái. Đến năm 2030, giá trị thị trường này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 550 - 570 tỉ euro, tăng 60% trở lên so với năm 2022.
Thị trường hàng xa xỉ nói chung dự kiến sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, theo Đài truyền hình CNBC.
Bà Federica Levato, lãnh đạo bộ phận thời trang và hàng xa xỉ EMEA tại Bain & Company, cho biết: "Trong nửa cuối năm 2008, niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng xa xỉ giảm sút và có một sự ngại ngùng khi mua hàng xa xỉ. Nhưng bây giờ ở hầu hết mọi nơi, thái độ của khách hàng đã khác. Họ có những đợt mua bán lớn với nhiều loại sản phẩm hơn".
Ngoài ra, bà Levato chỉ ra Trung Quốc sẽ là một khách hàng lớn trên toàn cầu. Những năm 2008 và 2009, thị trường khách Trung Quốc mua hàng xa xỉ vẫn còn nhỏ.
Theo báo cáo, trong những năm tới, chi tiêu của "Gen Z và Gen Alpha" sẽ chiếm 1/3 thị trường hàng xa xỉ.
Điều này cho thấy người tiêu dùng Gen Z (sinh khoảng năm 1997-2012) và Alpha (sinh đầu thập niên 2010 đến giữa thập niên 2020. Hầu hết thế hệ Alpha đều là con cái của thế hệ Millennials) bắt đầu mua các mặt hàng xa xỉ sớm hơn khoảng 3-5 năm so với Gen Y (còn gọi thế hệ Millennials, sinh khoảng năm 1981-1996).
Bà Levato cho biết nghiên cứu cũng chỉ ra các xu hướng chính khác, chẳng hạn như quay trở lại bán lẻ truyền thống. Đó là điều "không nằm ngoài dự kiến". "Chúng tôi đã tính đến điều này trong các ước tính trước đó, tin rằng khi du lịch khởi động lại, việc quay trở lại các cửa hàng là điều bình thường", bà nói.
Mỹ và châu Âu đã và đang thể hiện sức mạnh mua hàng xa xỉ. Tuy nhiên, cũng có những thị trường mới đang cho thấy tiềm năng, chẳng hạn như Đông Nam Á và Hàn Quốc.
Trung Quốc vẫn rất quan trọng đối với thị trường hàng xa xỉ. Tuy nhiên, thị trường vẫn hoạt động dưới con số của năm 2021 do các đợt phong tỏa vì COVID-19 đang diễn ra và dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2023.
Người tiêu dùng của thị trường xa xỉ đang mở rộng với khoảng 400 triệu người tiêu dùng vào năm 2022, dự báo sẽ tăng lên 500 triệu vào năm 2030.
Phân khúc cao cấp và cao cấp nhất của thị trường hàng xa xỉ đang mở rộng và chiếm khoảng 40% giá trị thị trường vào năm 2022, so với 35% vào năm 2021.
Bà Levato cũng cho biết tất cả các hạng mục hàng xa xỉ hiện đã phục hồi về mức của năm 2019.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận