19/03/2005 18:30 GMT+7

Bất bình đẳng trong giáo dục Mỹ

LÊ MINH TIẾN
LÊ MINH TIẾN

TTCN - Đầu tháng 12-2004 vừa qua, Chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã công bố kết quả khảo sát chất lượng học sinh trong độ tuổi 15 theo bốn kỹ năng: toán học, ngữ văn, khoa học và giải quyết vấn đề.

Hằng năm cứ gần đến ngày công bố các giải Nobel về khoa học, người ta lại thường tự hỏi không biết năm nay người Mỹ sẽ lãnh bao nhiêu giải. Nhưng để có một cái nhìn toàn diện về nền giáo dục Mỹ, ta không thể chỉ nhìn vào những danh hiệu ấy hoặc vào danh tiếng một số ít trong gần 4.000 trường ĐH của nước này, cũng như không thể lạc quan về nền giáo dục của ta bằng cách nhìn vào số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Thực tế, nền giáo dục Mỹ vẫn tồn tại nhiều vấn đề nan giải.

Một trong những vấn đề lớn của nên giáo dục Mỹ đó là sự bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội giáo dục. Người da trắng luôn có nhiều cơ hội học tập hơn người da màu.

Theo James Coleman, tình trạng trên do học sinh da trắng ở Mỹ thường có môi trường giáo dục tốt hơn: trường có ngân quĩ lớn, lớp có học sinh ít hơn, có nhiều phòng thí nghiệm hơn, thư viện lớn hơn và nhiều chương trình ngoại khóa hơn.

Lưu ý là các trường ĐH tư của Mỹ chiếm khoảng một nửa số trường nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số sinh viên mà thôi. Đa số sinh viên trường tư chủ yếu là con cái của tầng lớp trên với người da trắng chiếm đa số.

Bên cạnh trình độ học vấn thì tỉ lệ bỏ học cũng là tiêu chí thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục.

Người da màu thường có thu nhập thấp nên con cái họ khó có cơ hội theo đuổi việc học đến cùng do phải sớm gia nhập thị trường lao động.

Do bỏ học sớm ở bậc trung học và do học phí bậc CĐ-ĐH khá đắt nên tỉ lệ con em các gia đình có thu nhập thấp (đa số không phải da trắng) học CĐ-ĐH cũng thấp hơn nhiều so với nhóm có thu nhập cao. Theo Cục Thống kê Mỹ, 53,8% gia đình có thu nhập từ 50.000 USD/năm trở lên đều có con theo học đại học, trong khi con số này chỉ là 15,4% đối với gia đình có thu nhập dưới 10.000 USD/năm và khi học phí ĐH tăng thì khoảng cách này sẽ còn lớn hơn nữa.

Tỉ lệ % bỏ học của học sinh trung học Mỹ

Năm Da trắng Da đen Gốc TBN&BĐN
1999 7,3 12,6 28,6
2000 6,9 13,1 27,8
2001 7,3 10,9 27,0

Nguồn: U.S. Dept. of Education, National Center for Education Statistics, Digest of Education Statistics 2002.

Trình độ học vấn của người Mỹ theo chủng tộc (%)

Năm Trình độ Da trắng Da đen Gốc TBN&BĐN
2000 Trung hoc hoặc hơn 84,9 78,5 57,0
CĐ hoặc hơn 26,2 16,5 10,6
2001 Trung học hoặc hơn 84,8 78,8 56,8
CĐ hoặc hơn 26,6 15,7 11,1
2002 Trung học hoặc hơn 84,8 78,7 57,0
CĐ hoặc hơn 27,2 17,0 11,1

Nguồn: U.S Census Bureau, Statistical Abstract of the United States: 2003

LÊ MINH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp