04/01/2006 15:37 GMT+7

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa xuân

Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống

Ở nước ta tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ không khí trung bình trong tháng giêng ở đồng bằng thường xuyên dưới 15oC, có ngày xuống dưới 5oC; ở vùng núi nhiệt độ còn thấp hơn, thường từ 5-15oC. Trong điều kiện thời tiết như thế, người già rất dễ bị cảm lạnh và viêm phổi.

oYI8UpRG.jpgPhóng to
Mùa xuân - mùa lạnh nhất trong năm, người cao tuổi cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng (đa lượng và vi lượng), các loại vitamin, nhất là vitamin C...
Ở nước ta tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ không khí trung bình trong tháng giêng ở đồng bằng thường xuyên dưới 15oC, có ngày xuống dưới 5oC; ở vùng núi nhiệt độ còn thấp hơn, thường từ 5-15oC. Trong điều kiện thời tiết như thế, người già rất dễ bị cảm lạnh và viêm phổi.

Nếu bị cúm, bệnh thường nặng và dễ xảy ra biến chứng viêm phổi, có những diễn biến xấu khó lường; các bệnh mạn tính như thấp khớp, viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng huyết áp... cũng thường vượng lên; người bệnh tăng huyết áp rất dễ bị đột qụy.

Thức ăn trong những ngày đầu năm thường dư dả, nhiều món ngon như thịt, giò chả, thịt đông, thịt kho tàu; bánh chưng, mứt, kẹo, bánh, nước uống có ga; rượu ngon, cà phê, thuốc lá... thứ nào cũng nhiều, cũng sẵn, nhà nào cũng có, bữa ăn nào cũng có mà phần lớn là các thức ăn sẵn, để nguội, rất dễ bị ôi...

Nếu không làm chủ được “tình thế”, rất dễ bị lạm dụng hoặc quá tải, làm cơ thể mệt mỏi, thậm chí sinh bệnh, nhẹ cũng gây đầy bụng, khó tiêu; nặng thì gây tiêu chảy, làm bùng phát các bệnh tiềm ẩn ở người già như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, tiểu đường.

Cuối năm, ai nấy đều bận rộn vừa lo công việc vừa lo sửa soạn cho cái Tết thường đã thấm mệt. Nền nếp sinh hoạt lại bị đảo lộn, đi chơi nhiều và tiếp khách cũng nhiều, giờ ngủ, giờ nghỉ bị xáo trộn, nhiều khi quên cả ngủ trưa. Giấc ngủ ban đêm cũng thường bị rút ngắn. Cả chuyện tập luyện hay tản bộ lâu nay với nhiều cụ đã trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn nước uống, đến dịpTết thường bị cắt xén... Tất cả khiến người già mệt mỏi, căng thẳng...

Để bảo vệ sức khỏe trong dịp này, các bậc cao tuổi cần lưu ý:

- Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân; không nên đi xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày rét đậm, rét hại cần tránh ra ngoài trời, đặc biệt là không ra ngoài trời khi vừa uống rượu, bia... để đề phòng cảm lạnh.

- Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.

- Về ăn uống, nên ăn ra bữa; tránh quá bữa, bỏ bữa nhưng cũng không ăn quá nhiều bữa; dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn no vừa phải, nên ăn giảm khối lượng thức ăn, chỉ nên ăn no bụng từ 70-80%. Một bữa ăn quá no như một stress tiêu hóa có thể gây ra những hậu quả xấu.

Người có bệnh tim mạch chẳng hạn, ăn quá no, làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não bộ làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; gây mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, giảm độ tập trung chú ý; thậm chí gây đột qụy nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn trước đó. Về điểm này, không chỉ các cụ mà mọi người “nên để trong cái no một chút đói” như lời khuyên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Bữa ăn của người cao tuổi nên như thế nào? Cần giảm các thức có nhiều mỡ (như thịt đông, giò mỡ...), tránh ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol (gồm các loại thịt, nhất là thịt mỡ và các phủ tạng), nên ăn ít đường (hạn chế uống nước ngọt, ăn mứt, bánh kẹo), nhớ uống đủ nước, nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng (đa lượng và vi lượng), các loại vitamin nhất là các vitamin C, E, beta - caroten... là những chất chống ôxy hóa mạnh.

Các loại rau lá xanh, rau gia vị (như hành, húng, mùi, tỏi...) và nhiều loại quả chín trong dịp Tết (như cam, quýt, hồng, xoài chín, đu đủ chín, dưa hấu...) trong thành phần có nhiều vitamin C và beta - caroten là nguồn cung cấp các chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa quá trình peroxyd hóa màng tế bào, trung hòa các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, tránh cho cơ thể khỏi bị xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư...

Các chất xơ (cellulose) trong rau quả có cấu trúc mịn màng hơn chất xơ trong ngũ cốc lại tồn tại dưới dạng liên kết với các chất pectin, do đó không chỉ có tác dụng nhuận tràng mà còn có khả năng giữ lại cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, chẳng khác gì những cái chổi quét dọn cholesterol thừa để thải theo phân, góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

“Tửu bất khả ép” như lời khuyên của người xưa, không vì quá vui bạn bè hay chiều lòng con cháu mà quá chén. Tốt nhất, chỉ nên dùng rượu để khai vị; ngay cả rượu vang đỏ cho dù đã được xác nhận là loại rượu có tác dụng tốt cho tuần hoàn máu, huyết áp, chống ôxy hóa; trung hòa được các gốc tự do và chống ung thư thì với người khỏe, các nhà khoa học Pháp cũng khuyên chỉ nên uống một ly mỗi bữa, và cũng đừng quên ăn mỗi khi uống (không uống rượu suông).

Để vui xuân trọn vẹn, trong những ngày xuân, các cụ nên có thời gian biểu hợp lý sao cho vừa có thể giữ gìn được sức khỏe vừa thưởng ngoạn xuân mới, thăm thú bạn bè, họ hàng nội ngoại, sum vầy cùng con cháu; các cụ bà có thì giờ vãn cảnh chùa lại có thì giờ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Nếu khéo thu xếp, các cụ vẫn có được những cuộc tản bộ hằng ngày (30-45 phút/ngày) kết hợp với các cuộc vãn cảnh hay thăm thú bạn bè, con cháu thay vì lên xe buýt hay ngồi xe máy...

Tóm lại, một chế độ ăn uống điều độ, vận động cơ thể thích hợp và một cuộc sống thoải mái có thể giúp các bậc cao tuổi sống lâu, sống khỏe mạnh, sống có ích cho đời và cho con cháu.

Theo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp