Phóng to |
Kính đổi màu: Khi trời nắng to thì râm lại, khi hết nắng thì lại thành kính trắng, có thể sử dụng cả vào buổi tối, rất tiện lợi.
Kính cận: Dùng cho những người bị cận thị. Đó là thấu kính 2 mặt lõm, giúp cho người bị cận thị nhìn được những vật ở xa. Những người bị cận thị có thể sử dụng kính cận để đi đường; nên chọn loại đổi màu, có nghĩa là khi ra trời nắng thì râm lại, vào trong phòng thì lại trắng ra, rất tiện cho việc sử dụng.
Kính lão: Dùng cho người lớn tuổi. Ở lứa tuổi ngoài 40, người ta bị mất đi một lực điều tiết là 1 điốp (D), vì vậy phải bù vào 1D. Và sau đó, cứ mỗi năm lực điều tiết lại giảm đi 0,1D nữa. Theo lý thuyết thì cách sử dụng kính lão cho người bình thường là: 40 tuổi đeo kính +1,0D; 45 tuổi: +1,5D; 50 tuổi: +2D; 55 tuổi: +2,5D; 60 tuổi: 3,0D.
Đeo kính lão khi đọc sách là cách giảm bớt gánh nặng cho mắt, tức là bù vào lực điều tiết đã bị giảm đi, chứ không phải là do mắt ta kém mà phải dùng kính. Nên dùng kính trắng và tốt nhất là bằng chất liệu thủy tinh, vì thủy tinh ít bị xước hơn kính plastic.
Đối với trẻ em bị cận thị, nên hướng dẫn cho các cháu đeo kính đúng để tránh bị tăng số nhanh: kính nhìn xa phải đeo thường xuyên lúc đi đường, lúc nhìn lên bảng... Còn khi đọc sách, viết hoặc làm việc ở khoảng cách gần thì bỏ kính ra (nếu cận thị dưới 2,5D). Đeo kính đọc sách với công thức: số kính nhìn xa trừ đi 2-2,5D. Ví dụ, một trẻ bị cận thị 4,6D thì khi đọc sách trẻ chỉ nên đeo kính 1,5 hoặc 2D.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận