Phóng to |
Vườn cao su 2ha trồng năm 2006 của ông Cao Việt Hùng, xã Hương Hòa bị ngã đổ - Ảnh: Thái Lộc |
Thống kê bước đầu có 160ha cao su bị ngã đổ, trong đó xã Hương Hòa chiếm đến 110ha. Rất nhiều diện tích từ 15-20 năm tuổi. Rất nhiều vườn cao su khác mới khai thác năm đầu tiên và năm thứ hai.
Từ sáng sớm ngay sau bão, ông Cao Việt Hùng, ở thôn 9, xã Hương Hòa ra rừng cao su thì "hỡi ôi, hầu hết số cây trong vườn cao su 2ha bị ngã đổ gần như toàn bộ."
“Tui vừa mới khai thác năm thứ hai thôi, mới thu được rất ít, trong khi nợ nần rất nhiều. Lần ni không chỉ mất cây mà còn số nợ không biết cách chi trả được!, ông Hùng cám cảnh.
Tương tự ông Hùng là ông Nguyễn Văn Thành với vườn cao su hơn 1ha cũng bị bão làm gãy đổ, mất trắng.
Trước đó, trận bão Xangsane năm 2006, người dân huyện Nam Đông từng thiệt hại vô cùng nặng nề với hàng trăm ha cao su bị ngã đổ hoàn toàn. Người dân từ đó đến nay đã dần trồng trọt để phục hồi lại. Lần này nhiều gia đình tiếp tục bị bão cuốn, coi như trắng tay.
Theo UBND huyện, cơn bão lần này với “luồng gió” gần như trùng khít với trận bão Xangsane năm 2006. Do đó, nhiều diện tích cao su bị thiệt hại vào năm 2006 được người dân trồng lại, vừa cho thu hoạch năm nay tiếp tục thiệt hại.
Theo ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, tỉnh sẽ cho nghiên cứu lại hướng gió trên địa bàn huyện Nam Đông. Trên cơ sở đó sẽ khuyến cáo người dân không nên trồng cao su những nơi gió mạnh thường đi qua mà nên trồng những cây ngắn ngày chịu được gió bão.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận