31/10/2016 15:08 GMT+7

Bạo lực học đường: Đừng trách trẻ, người lớn 
hãy nhìn mình!

HÀN TRỌNG QUANG HƯNG
HÀN TRỌNG QUANG HƯNG

TTO - Bấy lâu nay, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cứ đóng tiền để con đến trường là xong, phó thác hết trách nhiệm cho thầy cô, nhà trường.

Ảnh minh họa: nop
Ảnh minh họa: nop

Mỗi ngày thay vì hỏi con được mấy điểm, tại sao phụ huynh không cùng chia sẻ chuyện lớp, chuyện trường với con?

Tại sao phụ huynh nhất mực để tâm đến danh hiệu con mang về mà không chú trọng dạy con biết tự bảo vệ mình, những kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường?

Những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường, theo tôi nghĩ, đã và đang phản ánh trung thực nhất về sự thiếu hụt kỹ năng đương đầu với áp lực cũng như vượt qua sự thất bại ở trẻ nói chung. Chúng ta đừng nghĩ rằng trẻ con không biết gì.

Ở lứa tuổi này trẻ rất coi trọng hình ảnh và thể diện của mình, bị đánh khiến giá trị của trẻ bị xâm phạm nghiêm trọng.

“Trẻ thường quan sát và bắt chước những hành động, ứng xử của người lớn. Muốn trẻ tránh xa bạo lực thì không còn cách nào khác, gia đình phải lấy việc nuôi dưỡng tâm hồn thiện cho con làm gốc

Theo tôi, thay vì trách móc con trẻ, phụ huynh chúng ta phải thẳng thắn nhìn lại chính mình. Có thể nói bạo lực học đường là hệ quả tất yếu của việc giáo dục con lệch lạc, máy móc. Chúng ta đang quá đề cao giáo dục kiến thức cho con.

Thử hỏi bên cạnh những buổi học thêm đến những buổi học năng khiếu thì các con được nhận những bài học về sự sẻ chia, về lòng nhân ái được bao nhiêu? Các bậc cha mẹ đã dành thời gian đủ dài để biết con đang học gì, đọc gì trên mạng hay chưa?

Trong khi đó, các chương trình đào tạo của ta lại khá nặng nề. Cha mẹ không quản ngại đưa đón con đến các lớp học thêm có khi đến tận 11g đêm. Cha mẹ không tiếc tiền khi “đổ” ra cho con đến các trung tâm để mong con học giỏi, xuất sắc.

Tuy nhiên, rất ít gia đình chú trọng bồi đắp tâm hồn thiện cho con, đôi khi chỉ là uốn nắn qua lời chào, lời xin lỗi hay lời cảm ơn.

Nhìn lại những cuộc thi từ trước đến nay, rất ít trẻ tham gia với niềm vui mà chủ yếu để theo đuổi giải thưởng, danh hiệu cho cha mẹ.

Cha mẹ luôn kỳ vọng con vào được những trường nổi tiếng. Chính điều đó góp phần gây nên sự bất mãn, xơ cứng trong tâm hồn trẻ mà nhiều bậc cha mẹ không mảy may biết. Không có gì khó hiểu khi nhiều đứa trẻ với kho kiến thức sâu rộng nhưng lại vụng về, thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản nhất.

Người lớn rất hay khen mỗi khi trẻ được điểm cao, hay đạt được thành tích về lĩnh vực nào đó. Nhưng khi trẻ thể hiện lòng trắc ẩn, lòng tốt, giúp đỡ bạn bè thì chúng ta lại bỏ qua, lại làm ngơ. Phải chăng chính chúng ta chưa nhìn nhận đúng giá trị của những hành động tử tế?

Tôi nghĩ tâm hồn trẻ cũng giống như cái cây, cần được vun xới, tưới tắm thường xuyên. Bởi điều đó rất cần cho một tâm hồn lành mạnh trong tương lai.

Trẻ thường dễ bắt chước người lớn, hấp thụ cả những mặt tốt và cả tiêu cực của cha mẹ.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc dạy con biết quan sát cuộc sống, biết giúp đỡ và đồng cảm với người khác, đơn giản chỉ là không được nhăn mặt, bịt mũi tỏ vẻ khinh thường mỗi khi đi qua bác lao công, không được chế giễu người tàn tật...

Tất cả những việc tưởng như nhỏ nhặt ấy nếu được vun đắp từng ngày sẽ làm nên những nhân cách tử tế khi trưởng thành, giúp con hoàn thiện về nhân cách. Bởi đó là những thói quen biết nghĩ đến người khác, không làm người nào bị tổn thương...

HÀN TRỌNG QUANG HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp