16/04/2004 21:42 GMT+7

Bảo Lan và cây đàn bầu hòa âm cùng Sóng nhất nguyên

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Sóng nhất nguyên- Concerto dành cho đàn bầu của nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo lần đầu tiên được công diễn tại Nhà hát TP.HCM cuối tuần qua. Và nghệ sĩ Bảo Lan đã được chọn để mang những âm sắc rất lạ của đàn bầu đến người nghe.

wIxxyi3E.jpgPhóng toẢnh: T.T.D.Sóng nhất nguyên- Concerto dành cho đàn bầu của nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo lần đầu tiên được công diễn tại Nhà hát TP.HCM cuối tuần qua. Và nghệ sĩ Bảo Lan đã được chọn để mang những âm sắc rất lạ của đàn bầu đến người nghe.

Đàn bầu vốn quen với tai người nghe bởi những thanh âm mượt mà, dịu dàng, nhất là với một người sử dụng là phụ nữ. Nhưng trong Sóng nhất nguyên của Nguyễn Thiên Đạo, cây đàn bầu trong tay Bảo Lan đã mang đến một bất ngờ kịch tính và ma quái của thanh âm.

Tất cả những kỹ thuật và thủ pháp lạ cho đàn bầu đã được vận dụng. Không chỉ ở kỹ thuật mà nó còn đầy chất lãng mạn.

Bảo Lan tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, loại xuất sắc, khoa đàn bầu. Năm 12 tuổi, Bảo Lan đã diễn tại Nhật Bản và từng biểu diễn nhiều nơi trên thế giới. Hiện cô là thành viên của nhóm nhạc Năm dòng kẻ và cùng với Giáng Son là hai nhạc sĩ sáng tác ca khúc cho nhóm.

Thật ra, những kỹ thuật này ở trường đã dạy, Bảo Lan cho biết, nhưng không phải tác phẩm nào cũng đánh được như thế. "Có chỗ tôi phải vận hết nội công, nội lực của mình để diễn đạt cái kịch tính của tác phẩm, mà chính người sử dụng cello cũng thấy... bở hơi tai. Concerto Sóng nhất nguyên mạnh đến độ mỗi lần trình diễn xong, tôi phải thay loa. Dây không đứt, cán không gãy, nhưng loa bị rè.Còn người thì bã ra, nhưng đánh xong thì sướng".

Bảo Lan kể, "trong âm nhạc dân tộc, cách đánh, cách ghi thường thiên về thủ công; thường thì truyền miệng thôi. Có ghi trên văn bản người ta cũng không hiểu. Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo đã tìm cách ký âm và ghi chú để những người đánh sau có thể nhìn văn bản mà chơi được.

Cùng với cây sáo trúc, cây đàn bầu của Bảo Lan trong Sóng nhất nguyên đã mang đến cho người ta niềm tin rằng, không chỉ trong tinh thần mà bản thân âm nhạc và các nhạc cụ khác nhau vẫn có thể tìm được sự hòa hợp giữa các nền văn hóa khác nhau.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp