Việc tăng thuế hạt nhựa PP có thể ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp hỗ trợ, hàng tiêu dùng bằng nhựa - Ảnh: T.V.N.
Việc tăng thuế, theo cách hiểu của chúng tôi, nhằm đảm bảo phát triển ngành công nghiệp hóa dầu. VPA ủng hộ chiến lược phát triển nền công nghiệp hóa dầu. Nhưng đề xuất tăng thuế lên 5% tại thời điểm này của Bộ Tài chính sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến ngành công nghiệp nhựa còn non trẻ của Việt Nam (đang phục vụ nhiều ngành như vỏ tivi, máy tính, điện thoại, hàng tiêu dùng... - PV).
Khả năng đáp ứng nguồn cung nguyên liệu nhựa PP từ ba doanh nghiệp (DN) đang sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam còn hạn chế. Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn mới cung cấp được khoảng 0,25 triệu tấn trên nhu cầu năm 2019 là 1,4 triệu tấn. Còn Công ty TNHH Hyosung Vietnam dự kiến đầu năm 2021 sản phẩm thương mại mới ra thị trường (công suất thiết kế 300.000 tấn/năm).
Họ chỉ có 1/3 công suất cho các sản phẩm nhựa ép (PP Injection), số còn lại là sản phẩm chuyên phục vụ ngành dệt may.
Trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu nguyên liệu PP bình quân 10%/năm. Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nói trên chỉ ở mức 16,2-22,1%.
Theo giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 5% thì chi phí phát sinh mà doanh nghiệp nhựa nhập khẩu từ các nước Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... phải chi trả dự kiến trong 5 năm tới sẽ lên trên 1.200 tỉ đồng.
Chưa kể nếu Bộ Tài chính quyết tăng thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể chuyển sang mua nguyên liệu PP từ các nước trong khu vực FTA. Nhưng khi ấy người bán có thể nâng giá bán lên tương ứng với giá của các nước ngoài khu vực FTA.
Theo tính toán, chi phí phát sinh lúc đó mà các doanh nghiệp phải chi trả dành cho các nước trong khu vực FTA dự kiến trong 5 năm tới sẽ hơn 3.628 tỉ đồng. Đáng nói, khoản chi phí này Nhà nước hoàn toàn không thu được gì, mà các nước khác sẽ được hưởng lợi.
Khi giá thành nhập khẩu nguyên liệu PP tăng, nguyên liệu PP sản xuất trong nước không đáp ứng nhu cầu, tất yếu sẽ dẫn đến giá thành nhựa PP và sản phẩm liên quan tăng, khó cạnh tranh được. Doanh nghiệp nội doanh số giảm, lợi nhuận thấp, nộp ngân sách cũng sẽ giảm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đang được đề nghị tăng mức thuế để hỗ trợ, hầu hết đều do các nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền chi phối hoặc đã được hưởng hàng loạt ưu đãi. Nếu nâng thuế tiếp để hỗ trợ vô hình tạo nên sự bất bình đẳng ở mức độ cao.
Việc tăng thuế nguyên liệu PP giai đoạn này vô tình tăng thêm sức mạnh cho hàng ngoại để chiếm lĩnh thị phần nội địa, nguy cơ doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu PP phá sản, giảm số thu ngân sách, người lao động mất việc, an sinh xã hội bị ảnh hưởng...
"Để khuyến khích sản xuất trong nước"?
Trong công văn Bộ Tài chính gửi để xin ý kiến, bộ này cho hay theo thông tư của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong nước đã sản xuất được hạt nhựa PP. Hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đã sản xuất được và tới đây có thêm doanh nghiệp nữa là Hyosung, sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 70%.
Công ty Hyosung đề xuất tăng thuế nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa PP từ 3% lên 10%. Bộ Tài chính cho rằng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, bộ đề xuất tăng thuế nhập khẩu mặt hàng nói trên từ 3% lên 5%, ngân sách nhà nước sẽ tăng thu thêm khoảng 215 tỉ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận