07/03/2023 08:16 GMT+7

Bạo hành trẻ trong trường mầm non: Câu chuyện cũ, nỗi đau mới

Nhìn lại trong khoảng năm năm qua, có nhiều vụ bạo hành trẻ em trong trường mầm non dã man gây rúng động.

Có vụ bị lộ bởi những đoạn clip, trích xuất camera được tung lên mạng xã hội, có những vụ trẻ mầm non phải nhập viện, trẻ bị tử vong thì sự việc mới được lật lại điều tra. Kẻ có hành vi bạo lực là giáo viên hoặc bảo mẫu.

Lại có những trường hợp cả hai giáo viên trong cùng một lớp hiệp đồng đánh trẻ. Có trường hợp một giáo viên bạo hành, những giáo viên khác đứng xem. Một điểm lạ là có những trường hợp trẻ bị đánh trọng thương nhưng cha, mẹ không hay biết cho tới khi con phải nhập viện hoặc tình cờ xem được clip.

Hầu hết những vụ bạo hành dã man được đưa ra xét xử, các giáo viên, bảo mẫu đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng dường như nhiều người không thấy hình phạt đó đáng sợ. Áp lực công việc, thiếu kỹ năng, thiếu sự kiên nhẫn và thiếu tình thương là những nguyên nhân khiến một số giáo viên, bảo mẫu vượt qua nỗi sợ trút giận lên những đứa trẻ.

Một điểm đáng chú ý là bạo hành trẻ mầm non dã man thường xảy ra nhiều ở các nhóm, lớp mầm non tư thục. Người bạo hành trẻ là giáo viên, bảo mẫu được hợp đồng ngắn hạn. Có người chưa qua đào tạo. Việc kiểm soát cả về thủ tục pháp lý đến chuyên môn đều lỏng lẻo. Một sự buông lỏng kéo dài và ở nhiều phương diện.

Trong con số thiếu gần 100.000 giáo viên cả nước, thiếu nhiều nhất là ở bậc mầm non. Giáo viên bỏ nghề sau đại dịch COVID-19 nhiều nhất cũng ở bậc mầm non. Lương thấp, áp lực cao, chế độ đãi ngộ nói chung không thỏa đáng là lý do chính dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Trong khi các trường, lớp mầm non thiếu giáo viên thì đội ngũ bảo mẫu chăm sóc trẻ trong trường mầm non cũng thiếu vì không có nguồn tuyển qua đào tạo, không có quy định về vị trí việc làm đối với bảo mẫu trong hệ thống giáo dục.

Ở các TP, địa phương có nhiều khu công nghiệp, tốc độ di dân cao thì trường mầm non công lập chỉ đáp ứng được một phần. Nhiều nơi có 30-40% nhu cầu gửi trẻ phải trông chờ vào trường, lớp tư thục.

Những cơ sở mầm non tư thục dám cam kết chất lượng, dám bỏ tiền đào tạo kỹ năng cho giáo viên, bảo mẫu lại cay đắng giải thể sau đại dịch COVID-19. Trong khi mọc lên nhiều lớp mầm non thời vụ không được kiểm soát. Trường, lớp mầm non trở nên là những nơi thiếu an toàn nhất là vì thế.

Nhìn ra nước ngoài, bậc mầm non được coi trọng hơn cả các bậc học khác. Không chỉ người lao động được hưởng đãi ngộ tốt mà họ cũng phải chấp hành nhiều quy định nghiêm ngặt liên quan tới an toàn của trẻ em.

Chuyện một cháu bé bị bạo hành dã man và bị cướp đi tính mạng là nỗi đau mới nhưng chẳng mấy lúc nó sẽ bị chìm lấp trong thời đại thông tin vì nó là việc cũ. Người ta sẽ lại tạm quên nếu như không có nỗi đau mới kế tiếp.

Một giáo viên, một bảo mẫu bị đưa ra chỉ trích, xét xử. Xã hội thường yên tâm khi có ai đó chịu tội. Nhưng xét cho cùng để xảy ra tình trạng này kéo dài, đâu phải trách nhiệm của những bảo mẫu, giáo viên phạm lỗi kia.

Vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong: Hai nghi phạm khai đạp vào bụng, giẫm vào đầu cháu béVụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong: Hai nghi phạm khai đạp vào bụng, giẫm vào đầu cháu bé

Bực tức vì bé trai 17 tháng tuổi bỏ ra ngoài lớp, hai cô làm việc tại điểm giữ trẻ tự phát khai đã bế cháu bé ném xuống nền nhà, dùng chân đạp vào bụng, ngực, đá và giẫm vào đầu cháu bé.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp