21/02/2019 09:04 GMT+7

Bao giờ mới có cảnh báo kẹt xe?

TRẦN VĂN TƯỜNG
TRẦN VĂN TƯỜNG

TTO - Kẹt xe nhiều giờ liền hai bên cầu Sài Gòn sáng 19-2 chỉ vì đèn tín hiệu đột ngột dừng hoạt động. Cảnh sát giao thông có mặt phân luồng, 2 giờ sau tình hình giao thông mới tạm ổn. Bao giờ thì có cảnh báo kẹt xe?

Bao giờ mới có cảnh báo kẹt xe? - Ảnh 1.

Kẹt xe khu vực cầu Sài Gòn hướng từ quận 2 vào trung tâm thành phố sang 19-2 - Ảnh: LÊ PHAN

Trước đó một ngày, ngày 18-2, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn đã đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát và điều khiển giao thông thông minh được cho là đầu tiên trong cả nước để giải quyết tình hình giao thông trong nội ô tại TP.HCM. 

Trung tâm này được tích hợp 762 camera giám sát giao thông, 136 camera đo đếm lưu lượng xe lưu thông trên đường cùng với việc kết nối 216 tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông trên 78 tuyến đường và các cửa ngõ để xử lý ngay tình trạng ùn tắc giao thông. 

Tổng mức đầu tư Trung tâm Giám sát và điều khiển giao thông thông minh giai đoạn 1 là 230 tỉ đồng. Kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2 khoảng 250 triệu USD.

Hằng ngày tôi đi làm và trở về thường bị kẹt xe giờ cao điểm tại ngã tư Điện Biên Phủ - D1. Đây là vị trí cửa ngõ, mật độ giao thông rất cao. Đường Điện Biên Phủ nối liền với xa lộ Hà Nội nên có rất đông phương tiện đổ về khu vực trung tâm TP từ các quận 2, 9, Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… 

Vấn đề đèn tín hiệu và kẹt xe liên quan đến đèn ở khu vực này diễn ra thường xuyên.

Thiết nghĩ, nếu được cảnh báo trước tình trạng kẹt xe tại ngã tư Điện Biên Phủ - D1, giao thông sẽ bớt ùn tắc và hỗn loạn, nhiều người sẽ chủ động chuyển hướng. 

Ví dụ, phương tiện trên xa lộ Hà Nội có thể rẽ qua đường Mai Chí Thọ về hướng hầm Thủ Thiêm để vào trung tâm TP. 

Nên chăng Trung tâm Giám sát và điều khiển giao thông thông minh TP.HCM hãy tăng cường thêm bảng thông tin điện tử để phân luồng giao thông từ xa, cảnh báo cho người dân chủ động chọn hướng giao thông phù hợp. 

Hơn nữa, thông qua Internet và điện thoại thông minh báo cho người dân biết thông tin lộ trình và tuyến đường sắp qua, cung đoạn bị kẹt xe để chuyển hướng đi khác.

Có thể thấy cách phân luồng hiện nay tại ngã tư Điện Biên Phủ - D1 còn bất cập, mất an toàn giao thông, chưa phù hợp, dễ gây kẹt xe giờ cao điểm. 

Theo tôi, cần tổ chức phân luồng lại: bỏ đèn tín hiệu, thay vì ngã tư thì làm thành ngã ba. 

Lắp đặt dải phân cách trên đường Điện Biên Phủ để định hướng các phương tiện đi lại hợp lý khu vực đường D1, Điện Biên Phủ (từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Hàng Xanh), Ung Văn Khiêm… để giải quyết nạn ùn tắc dòng xe đoạn đường này.

Tháo nút kẹt xe kinh hoàng: Không thể chậm trễ thêm nữa!

TTO - Đỉnh điểm kẹt xe khủng khiếp các tuyến đường miền Tây - TP.HCM là vào mùng 6 tháng giêng, khi hàng trăm ngàn người sau kỳ nghỉ tết về lại TP.HCM làm việc. Làm sao mở nút thắt?

TRẦN VĂN TƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp