27/04/2019 09:02 GMT+7

Bao giờ có điện cạnh tranh?

NGỌC AN ghi
NGỌC AN ghi

TTO - Những ngày qua, nhiều người dân bất ngờ khi nhận được hóa đơn tiền điện tăng đột biến gấp 3-4 lần tháng trước.

Đã có nhiều bức xúc đặt ra, nhất là việc giá điện tăng có phần do ngành điện áp dụng công thức tính giá điện sinh hoạt hiện nay theo 6 bậc thang lũy tiến, tức càng dùng nhiều càng phải trả nhiều tiền. 

Nhiều người cho rằng điều này có thể không hợp lý trong một nền kinh tế thị trường, khi tiêu dùng càng nhiều thì giá phải rẻ hơn.

Những bức xúc khi hóa đơn tiền điện tăng đột biến của người dân có thể phần nào được giải tỏa khi có khiếu nại trực tiếp và giải đáp của ngành điện. 

Nếu không sớm hình thành thị trường điện cạnh tranh với nhiều người bán, người mua cùng tham gia thì khó có thể có giá điện mang tính thị trường, có tăng có giảm.

Với lĩnh vực điện, phương thức tính bậc thang vẫn hợp lý và nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, đời sống cao vẫn áp dụng như vậy. 

Cũng bởi điện là ngành sử dụng tài nguyên khó tái tạo được, phần lớn điện của nước ta được sản xuất đến từ nguồn tài nguyên than, nguồn nước, khí, dầu... trong khi tỉ lệ năng lượng tái tạo rất thấp, nên tiêu dùng tiết kiệm là vấn đề đặt ra để bảo tồn tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng.

Trong bối cảnh thị trường điện chưa được hình thành đầy đủ, cần duy trì biểu giá điện lũy tiến. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng một thị trường điện cạnh tranh khi đã chính thức đưa thị trường bán buôn vào vận hành từ đầu năm 2019. 

Việc cần sớm hoàn thiện thị trường này là yêu cầu rất cấp bách. Bởi giá điện bậc thang lũy tiến chỉ tồn tại trong giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường điện cạnh tranh, còn khi đã tiến vào thị trường bán lẻ cạnh tranh - bậc thang cuối trong thị trường điện cạnh tranh - sẽ không thể duy trì cách tính giá điện như hiện nay. 

Lúc ấy, thị trường sẽ có "nhiều người bán, vạn người mua" theo đúng nghĩa và thế độc quyền của EVN cũng không còn.

Nhìn lại sự vận hành của thị trường điện cạnh tranh hiện nay vẫn rất chậm chạp. Theo lộ trình, lẽ ra năm 2015 - 2016 phải chuyển sang thị trường bán buôn nhưng đến nay dù đã chính thức vận hành, thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn còn "ngổn ngang" nhiều việc phải làm. 

Hiện các tổng công ty điện lực được quyền mua bán điện, nhưng xây dựng và vận hành mô hình này thế nào? 

Rồi các tổng công ty phân phối trước nay kinh doanh không phải trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng, mà được sử dụng cơ chế giá điện nội bộ thì khi vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ giải quyết bài toán này ra sao?

Do đó, cần sớm đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện thị trường trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, giải quyết bài toán trợ giá giữa các đơn vị liên quan; hoàn thiện hạ tầng cơ sở như công cụ đo đếm, xử lý thông tin cũng là vấn đề phức tạp và cần có sự đầu tư lớn... là những bài toán mà Nhà nước và ngành điện cần giải quyết để có thị trường điện cạnh tranh và giá điện theo thị trường, giải tỏa bớt bức xúc của người dân với ngành điện như vừa qua.

TRẦN ĐÌNH LONG (phó chủ tịch Hội Điện lực VN)

Chính thức tăng giá điện 8,36% từ ngày 20-3

TTO - Xác nhận với Tuổi trẻ Online, một lãnh đạo Bộ Công thương, cho biết giá bán lẻ điện bình quân chính thức tăng 8,36% từ ngày hôm nay (20-3).

NGỌC AN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp