20/07/2018 15:34 GMT+7

Bao giờ buýt đường sông thành phương tiện công cộng?

LÊ NGỌC HẠNH
LÊ NGỌC HẠNH

TTO - Háo hức mua vé, vui vẻ lên tàu trải nghiệm một chuyến đi buýt đường sông. Nhưng khi về, không ít người nản lòng. Lịch trình tàu chạy bất tiện cho hành khách

.Buýt đường sông: bao giờ thành phương tiện công cộng? - Ảnh 1.

Hành khách đội mưa đi trên cầu tàu dài hàng chục mét không có mái che sẽ rất bất tiện cho người già, trẻ nhỏ - Ảnh: N.HẠNH

Tuần trước, tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu buýt đường sông Sài Gòn. Tàu khởi hành từ bến Bạch Đằng lúc 11h30, đến bến cuối Linh Trung (Thủ Đức) hơn 12h trưa. Bến tàu vắng hoe. 

Vì đi trải nghiệm , ai cũng mua vé chuyến khứ hồi. Và phải chờ đến 14h45 mới có chuyến về từ Linh Đông.

Hành khách hỏi nhau: giờ có thể đi đâu xung quanh bến tàu trong thời gian chờ chuyến về? Rồi chỉ biết nhìn nhau... cười trừ vì ai cũng mới đi lần đầu! Chúng tôi lang thang tìm quán ăn uống. Nhân viên tàu cũng như chúng tôi.

Hành khách cùng cảnh ngộ ngồi ngó sông rồi ngó nhau chờ đến giờ có chuyến tàu buýt để về bến Bạch Đằng. 

Hầu hết hành khách đi "cho biết" tâm trạng khá thoải mái, nhưng ai cũng hụt hẫng vì tình cảnh vật vờ chờ đợi, giờ tàu quá bất tiện, không có chỗ nào để ghé qua trong lúc chờ chuyến về.

Trong lúc chờ, tàu chưa đến thì mưa đến! Khu vực nhà chờ tại bến tàu có mái che trên đầu nhưng bốn bề trống hoác nên hành khách đứng ở vị trí nào cũng bị mưa tạt ướt. Một chị có mang theo áo mưa trong túi xách mang ra mặc.

Cô bé nhân viên bán vé đưa chúng tôi hai chiếc dù nhỏ. Gió mạnh quá, vừa bật lên, cả hai chiếc dù đều bị gãy gọng.

Tàu cập bến. Đoạn cầu tàu đường từ bến lên đến tàu khá dài. Hành khách lên bờ, người già, phụ nữ bế con nhỏ, trẻ em cùng "chạy mưa", vừa ướt vừa lạnh.

Mưa suốt lượt về. Tàu cập bến Hiệp Bình Chánh, nhân viên che dù cho bà cụ xuống tàu. Tàu cập bến Thanh Đa, có bé gái bị mưa ướt đứng lạnh run. Cầu tàu cho hành khách lên, xuống tại các bến tàu đều không có lắp đặt mái che.

Đường về, ngẫm nghĩ: ngoài nhà cửa, sông nước, tuyến buýt này còn gì hấp dẫn khách quay lại những lần sau?

Tàu hoạt động hơn nửa năm, nhưng loại phương tiện vận tải này vẫn thu hút rất nhiều người dân đi trải nghiệm. Không phải cuối tuần, nhưng tàu vẫn đông khách và hầu hết mới đi lần đầu.

Chúng tôi có ấn tượng rất tốt về loại hình phương tiện vận chuyển đường thủy này cũng như cung cách phục vụ của nhân viên. Nghĩ: tàu không chỉ phục vụ khách đi du ngoạn đường sông (vì sẽ đến lúc không còn nhu cầu).

Đã gọi là buýt và muốn hoạt động lâu dài, tàu phải nhắm đến khách đi công việc, đi làm bằng phương tiện này. Nhưng bố trí giờ tàu như chuyến tàu tôi đã đi, 14h45 mới có tàu ở Linh Đông, đến quận 1 khoảng 15h30, sắp hết buổi làm việc chiều. 

Người dân đi làm hay giao dịch các thủ tục giờ hành chánh cũng không thể.

Còn nếu tàu phục vụ hành khách đi du lịch trải nghiệm thì phải vật vờ chờ gần ba giờ mới có tàu để quay về, như vậy quá bất tiện. Trong khi khu vực tại bến tàu không có điểm tham quan hay hàng quán để khách nghỉ ngơi.

Mong nhà đầu tư có những thay đổi về thời gian, lịch trình để phù hợp cho mọi đối tượng hành khách. Đồng thời cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các bến tàu nhằm hạn chế bất tiện, rủi ro cho hành khách. 

Nếu không có mái che, nên có áo mưa cho hành khách lên, xuống (ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ có con nhỏ).

Tiếc cho một tuyến buýt sông hấp dẫn và là điểm mới của giao thông TP.HCM nhưng còn quá nhiều bất tiện, biết bao giờ có thể thành phương tiện công cộng cho dân đi lại?

TP.HCM sắp có thêm 3 bến buýt đường sông số 1

TTO - Công ty TNHH Thường Nhật - chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) chuẩn bị đưa vào khai thác 3 bến buýt sông mới gồm Saigon Pearl, Thảo Điền và Tầm Vu.

LÊ NGỌC HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp