08/06/2021 13:11 GMT+7

Báo động biến chủng Delta của virus corona lan rộng ở Mỹ

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Chuyên gia cảnh báo Mỹ vẫn chưa thoát khỏi đại dịch và có thể tiếp tục chìm vào khủng hoảng nếu không cẩn thận với biến chủng virus mới, đặc biệt là biến chủng Delta lần đầu phát hiện ở Ấn Độ, trong những tháng tới.

Báo động biến chủng Delta của virus corona lan rộng ở Mỹ - Ảnh 1.

Hồi tháng 2, biến chủng B.1.1.7 bùng phát mạnh ở Mỹ do khả năng lây nhiễm cao - Ảnh: BBC

Vài tuần qua khi số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ giảm đáng kể so với hồi đỉnh dịch, nhiều người, trong đó có truyền thông, không mấy để ý đến sự trỗi dậy và mối nguy hiểm từ biến chủng Delta (B.1.617) phát hiện lần đầu ở Ấn Độ. 

Theo dữ liệu từ trang Outbreak.info do CDC Mỹ tài trợ, trong hơn 3 tuần vừa qua phân tích gene ghi nhận số ca COVID-19 nhiễm chủng Delta ở Mỹ tăng vọt từ 1% lên 7%, riêng chủng Gamma (P.1) phát hiện ở Brazil hiện chiếm 14%.

Cả hai biến chủng trên đều nằm trong danh sách "đáng quan ngại" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Ở Anh - nước có chương trình tiêm chủng thành công như Mỹ - số người chết vì COVID-19 đã giảm (dưới 20 người/ngày) nhưng số ca nhiễm đã tăng gấp đôi trong một tháng qua, từ khoảng 2.000 lên hơn 4.000. Lý do là chủng Delta.

Tình hình buộc Chính phủ Anh phải cân nhắc lại kế hoạch mở cửa. Ở những khu vực chủng Delta hoành hành, chính quyền tiếp tục khuyến cáo giảm thiểu đi lại, làm việc từ xa, giãn cách và xét nghiệm cho toàn thể người dân 2 lần/tuần.

Theo Washington Post, điều trần trước Quốc hội Anh ngày 7-6, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết Chính phủ Anh tin rằng chủng Delta dễ lây hơn chủng Alpha (B.1.1.7) phát hiện lần đầu ở Anh đến 40%.

Theo bác sĩ Kevin Kavanagh - chuyên gia thuộc tổ chức Health Watch USA, chiến lược xét nghiệm phủ rộng của Anh tương phản với cách tiếp cận "thiếu kinh nghiệm" của Mỹ trước biến chủng virus nguy hiểm có khả năng tránh né hệ miễn dịch như Delta.

Trong 7 ngày qua Mỹ báo cáo trung bình 14.500 ca COVID-19 mỗi ngày - giảm nhiều so với hồi đầu năm nhưng vẫn thuộc hàng cao theo tiêu chuẩn các nước chống dịch tốt. So với châu Âu, Mỹ mở cửa nền kinh tế nhanh hơn và thậm chí cho phép người dân đã tiêm ngừa không đeo khẩu trang.

Khoảng 52% dân số Mỹ đã được tiêm ngừa, nhưng tỉ lệ tiêm bắt đầu giảm mạnh vì đã chạm đến nhóm "ngại vắc xin" trong dân số. Cần lưu ý rằng đa số ca COVID-19 nặng ở Anh đều nằm ở nhóm người chưa tiêm vắc xin hoặc chỉ mới tiêm 1 liều.

"Những gì chúng ta thấy ở Anh có thể sẽ sớm xảy ra ở các nước phương Tây khác" - nhà quan sát John Burn-Murdoch của báo Financial Times bình luận.

Bác sĩ Kavanagh cảnh báo thêm những người từng nhiễm COVID-19 không chắc sẽ thoát nếu gặp biến chủng mới. Ví dụ ở thành phố Manaus của Brazil, đợt dịch thứ hai gây ra bởi chủng Gamma (P.1) nhấn chìm thành phố dù họ tưởng đã sắp đạt được miễn dịch cộng đồng.

Nghiên cứu trên những người đi hiến máu, các nhà khoa học phát hiện 1/6 người nhiễm chủng Gamma ở Manaus từng mắc COVID-19 do một trong số chủng gốc gây ra.

"Ngày nào các chủng virus kháng hệ miễn dịch còn tăng ở Mỹ, và khi chưa đầy một nửa dân số chúng ta được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, lời khuyên tốt nhất là tiếp tục duy trì chiến lược sức khỏe cộng đồng tương tự như Anh. Rất tiếc là chúng ta không xét nghiệm đủ để theo dõi sự lây lan của các biến chủng nguy hiểm" - bác sĩ Kavanagh đánh giá.

Mối lo mới: Tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona đang hoành hành Mối lo mới: Tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona đang hoành hành

TTO - Biến chủng Beta (B.1.351) đang hoành hành dữ dội ở Bangladesh. Nhưng quốc gia này lại dùng vắc xin AstraZeneca chỉ có tác dụng bảo vệ "tối thiểu" trước chủng này.

PHÚC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp