Theo thông tư, các đối tượng áp dụng việc hỗ trợ bao gồm: Người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Về mức hỗ trợ, thông tư quy định: Hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện cho các đối tượng người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại cơ sở điều trị nghiện thuộc một trong các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP gồm có: Thương binh; người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động ≥ 81%; người nghèo; người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Kinh phí thực hiện hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, chi phí điều trị nghiện của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo, bố trí trong dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách hiện hành, cụ thể:
Bố trí trong dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội đối với các cơ sở điều trị do ngành lao động thương binh xã hội quản lý; bố trí trong dự toán chi quốc phòng, an ninh đối với các cơ sở điều trị do ngành công an quản lý; bố trí trong dự toán chi sự nghiệp y tế đối với các cơ sở điều trị do ngành y tế và các ngành khác quản lý.
Mức hỗ trợ có thể được quyết định cao hơn mức tối thiểu tùy thuộc vào phạm vi dự toán, khả năng cân đối ngân sách địa phương và số người tự nguyện tham gia điều trị.
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện công tác đảm bảo, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và điều trị nghiện của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
Thông tư 73/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1-9-2017.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận