Phóng to |
Chính vì thế, khối G7, Úc và các nước phát triển ở châu Âu cũng nhận được những lời phê bình nghiêm khắc. Theo một thỏa thuận được ký vào năm 1970, các nước giàu sẽ cung cấp số tiền viện trợ (dưới hình thức ODA) cho những nước nghèo với tỉ lệ tối thiểu là 0,7% tổng thu nhập quốc gia (GNI). Cho đến năm 2003, chỉ có năm quốc gia (Na Uy, Đan Mạch, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển) được quốc tế công nhận mức viện trợ đạt tiêu chuẩn trên.
Phóng to |
Lời phê dành ông Junichiro Koizumi cho thấy Nhật Bản vẫn còn lưỡng lự trong cam kết xóa mù chữ toàn cầu, bởi lẽ sự chia sẻ công bằng ngân sách của Nhật cho Quĩ Giáo dục tiểu học toàn cầu bị quốc tế công nhận là khá yếu kém (xếp loại F).
Tệ hơn nữa, là một quốc gia giàu có hơn Nhật Bản, nước Mỹ của ông Bush bị xếp áp chót trong lớp với thứ hạng 20/21 và tổng điểm là 18/100. Ông Bush bị phê phán nặng nề vì “chưa cấp viện trợ đúng với tiềm năng và khả năng của mình”, do đó “phải tăng hỗ trợ đối với giáo dục tiểu học”, và “cần phải tiết lộ rõ ràng số viện trợ được giải ngân”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận