26/12/2017 09:30 GMT+7

Báo chí Việt Nam 2017: Nhiều niềm vui, ít nỗi buồn

MAI HOA
MAI HOA

TTO - "Năm 2017 là một năm nhiều niềm vui, ít nỗi buồn. Niềm vui là chính, còn nỗi buồn tuy ít nhưng lại gây nhiều bức xúc", theo chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.

Báo chí Việt Nam 2017: Nhiều niềm vui, ít nỗi buồn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn, phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Phạm Văn Linh và chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu chủ trì hội nghị - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, được tổ chức tại TP.HCM sáng 26-12 quy tụ hơn 650 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí…

Báo chí phản biện ngày càng hiệu quả

Theo đánh giá của ban tổ chức hội nghị, năm 2017 báo chí cơ bản bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường sự thống nhất ý chí trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân với Đảng, góp phần tạo động lực tinh thần để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.

Trình bày báo cáo trước hội nghị, thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo ghi nhận báo chí đã thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực.

Cùng với đó là tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu công cuộc đổi mới; tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chống diễn biến hòa bình, phản bác các quan điểm sai trái…

"Đặc biệt báo chí đã vào cuộc mạnh mẽ đấu tranh chống các thông tin xấu, độc, phản bác các quan điểm sai trái trên môi trường mạng internet", ông Hoàng Vĩnh Bảo nói. "Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, đầu tư nâng cao chất lượng bài báo, chương trình…"

Báo chí Việt Nam 2017: Nhiều niềm vui, ít nỗi buồn - Ảnh 2.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo: Báo chí đã vào cuộc mạnh mẽ đấu tranh chống các thông tin xấu, độc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Liên minh báo chí" ép doanh nghiệp quảng cáo

"Niềm vui là chính", nhưng báo cáo do thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo trình bày cũng dành thời lượng dài để phân tích 10 khuyết điểm, hạn chế.

Một là thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích như giấy phép, khai thác phát tán những vấn đề tiêu cực, thông tin một chiều, gây bức xúc cho địa phương, doanh nghiệp và cá nhân.

Hai là thông tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp lợi ích của đất nước, nhân dân, không phù hợp định hướng, tiết lộ bí mật nhà nước.

Ba là quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội.

Bốn là tác nghiệp còn sơ suất, thiếu sót, lỏng lẻo, chưa kiểm soát được hoàn toàn nội dung bình luận. Một số người làm báo lợi dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm đi ngược với quan điểm của báo.

Năm là thông tin trên báo chí trong nhiều vấn đề quan trọng chậm hơn mạng xã hội.

Sáu là vi phạm về quảng cáo. 

Bảy là vi phạm về sở hữu trí tuệ, bản quyền.

Tám là tình trạng "đánh hội đồng", kết án vụ việc, hiện tượng mà không suy xét đến các quy định của pháp luật, tình trạng "suy đoán có tội" gây thiệt hại lớn cho cá nhân, tổ chức.

Chín là vi phạm của một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. Nhiều trường hợp phóng viên chỉ soi mói, tìm những sơ hở các doanh nghiệp, địa phương để gây áp lực với động cơ không lành mạnh. Thậm chí có tình trạng liên kết thành những "liên minh báo chí" để sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, ép ký hợp đồng quảng cáo, truyền thông, hoặc gỡ bài, sửa bài tùy tiện.

Mười là xu hướng gia tăng tình trạng "báo hóa" các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, không đúng tôn chỉ, mục đích theo giấy phép.

Báo chí Việt Nam 2017: Nhiều niềm vui, ít nỗi buồn - Ảnh 3.

Hội nghị quy tụ hơn 650 đại biểu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nguy cơ mạng xã hội chi phối, dẫn dắt báo chí

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cũng cảnh báo hai vấn đề đặt ra với hoạt động báo chí hiện nay. Đó là sự phát triển của truyền thông xã hội khiến thông tin trên mạng xã hội nhanh, phong phú, đa dạng, đa chiều, dễ dàng đưa tin, chia sẻ, tạo thành một lực lượng người đưa tin hùng hậu.

"Mạng xã hội có nguy cơ chi phối, lấn át báo chí về thông tin. Báo chí cũng có nguy cơ phụ thuộc và bị mạng xã hội dẫn dắt bởi các tin tức giả mạo, nguy cơ phụ thuộc hoàn toàn vào mạng xã hội để tăng lượng truy cập", thứ trưởng nói.

Về kinh tế báo chí thì là vấn đề nguồn thu quảng cáo giảm, nguồn thu quảng cáo trực tuyến dịch chuyển mạnh về các nền tảng xuyên biên giới như Google và Facebook, chi phối khoảng 66% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Việc không thu hút được quảng cáo, không tự chủ được chi phí hoạt động có thể dẫn đến những biến tướng về tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng tới chất lượng nội dung, theo thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo.

"Vì vậy có thể nhìn thấy trước, nhiều cơ quan báo chí khó đạt mục tiêu đến 2020 tự chủ về chi thường xuyên theo tinh thần đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Trong khi vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế báo chí còn yếu", thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông nhận định.

Hiện cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó có 185 báo, 664 tạp chí. Có 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép. Có 178 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước còn có 67 đài phát thanh, truyền hình. Tính đến tháng 11-2017, cả nước có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ.

Báo chí Việt Nam 2017: Nhiều niềm vui, ít nỗi buồn - Ảnh 5.

Hội nghị đang diễn ra sôi nổi với phần tham luận, trao đổi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Mạng xã hội ở khía cạnh nào đó khiến con người nhẫn tâm hơn" Hơn 10.000 người trong "Lực lượng 47" đấu tranh trên mạng Thúc Bộ Thông tin - truyền thông trình quy hoạch báo chí
MAI HOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp