17/06/2019 18:52 GMT+7

Báo chí cần góp giải pháp nhiều hơn về thích ứng với biến đổi khí hậu

QUANG KHẢI
QUANG KHẢI

TTO - Ông Lê Xuân Trung - Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nêu vai trò truyền thông của báo chí tại hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, do Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức tại TP.HCM chiều 17-6

Báo chí cần góp giải pháp nhiều hơn về thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Ông Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành đánh giá cao công tác truyền thông về biến đổi khí hậu, giúp cung cấp thêm cho người dân kiến thức, có các giải pháp thích ứng.

Tuy vậy công tác truyền thông này cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Theo ông Lê Xuân Trung, qua khảo sát sơ bộ, nhà báo hiểu biết thấu đáo về biến đổi khí hậu ở Việt Nam không nhiều, chỉ trong phạm vi các nhà báo viết về khoa học, môi trường hoặc được tập huấn viết về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hiện chưa có những chiến dịch truyền thông đạt kết quả cao về biến đổi khí hậu. Nhiều đơn vị dành thời lượng cho biến đổi khí hậu còn ít hơn so với các lĩnh vực khác.

Để công tác truyền thông về biến đổi khí hậu tốt hơn, ông Trung cho rằng báo chí phải "tiêu hóa" hết các kết quả khảo sát, nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan chuyên môn về biến đổi khí hậu để diễn dịch một cách dễ hiểu nhất cho bạn đọc đại chúng.

Nhà báo cùng các chuyên gia trong và ngoài nước cần thật sự am hiểu về biến đổi khí hậu để cùng phân tích, tranh luận, phản biện những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Tiến hành trao đổi, phỏng vấn, chất vấn các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương để làm rõ những vấn đề thời sự.

"Không chỉ phản ánh thực trạng, các cơ quan truyền thông cần đi sâu tìm kiếm các giải pháp. Giải pháp từ chính người dân, từ các cơ quan nghiên cứu, từ cơ quan quản lý, chính quyền, từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm các nước khác", ông Trung nhận định.

Đề cập sự tham gia của báo Tuổi Trẻ trong chương trình phát triển thích ứng biến đổi khí hậu, ông Trung cho biết báo đã tham gia chiến dịch truyền thông Mekong Xanh từ tháng 1 đến tháng 7-2018. Chiến dịch này đã nhân rộng được 28 mô hình nông lâm - thủy sản, giúp nâng cao sinh kế nông dân, kết nối được với thị trường…

Ông Trung nhấn mạnh truyền thông phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ dừng lại ở công tác truyền thông tin, mà huy động nguồn lực xã hội biến vùng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng đồng bằng trù phú, vùng Mekong xanh.

Biến nguy cơ thành cơ hội

Ông Lê Quốc Hưng, giám đốc VOV tại đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng để phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long cần biến "nguy" thành "cơ" hội. Theo đó đồng bằng sông Cửu Long cần được rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội theo hướng tiết kiệm nước ngọt, chung sống với hạn mặn, khai thác nước lợ và nước mặn như một tài nguyên.

Để thích ứng, cần phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thay vì lấy lúa làm gốc, cần chuyển sang lấy thủy sản làm gốc, đặc biệt là con tôm. Thời gian qua có hơn 100 ngàn ha ở đồng bằng sông Cửu Long đã được chuyển đổi sang mô hình lúa - tôm, sản xuất 2 vụ tôm, một vụ lúa…

Cũng theo ông Hưng, để phát triển theo hướng này, cơ sở hạ tầng phải phát triển theo một nền sản xuất đa canh. Phải tính tới phương pháp tái tạo nguồn nước ngầm…

Còn bà Mandhu Raghunath - Trưởng nhóm phát triển bền vững Ngân hàng thế giới tại Việt Nam - cho biết đã và đang chức đang hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kết hợp cây lúa và nuôi trồng thủy sản hỗ trợ người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bà đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 120 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc cung cấp những thông điệp nhất quán về tầm nhìn theo Nghị quyết này và hành động từ trung ương cho đến đến địa phương, bao gồm cả người dân để tất cả điều đồng lòng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các chính quyền địa phương hợp tác với nhau, hiểu được vài trò của mình trong môi trường cấp vùng để từ đó có hành động phù hợp.

Cũng theo bà Mandhu Raghunath, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc giúp lan tỏa những bài học, kinh nghiệm tốt về sự hợp tác và hành động ở tầm khu vực, phổ biến những giải pháp giúp mọi người dân thích nghi với thực tế mới và tìm kiếm cơ hội mới.

Góp thêm giải pháp truyền thông cho phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu, GS TS Mai Trọng Nhuận cho rằng thông tin đến người dân phải cụ thể, hiện hữu, cảm nhận được… Bên cạnh đó, cần có những điều chỉnh, bổ sung thể chế, chính sách, các điều kiện cần thiết khác để truyền thông; hợp tắc truyền thông với người dân…

Tổng thư ký LHQ mời học sinh ăn sáng, bàn biến đổi khí hậu

TTO - Vị quan chức đứng đầu LHQ, tổng thư ký António Guterres, sáng nay (13-5) đã có buổi “ăn sáng trao đổi công việc” với các em học sinh tại New Zealand để bàn những vấn đề cấp bách về biến đổi khí hậu.

QUANG KHẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp