TT - Nhiều ngư dân tâm sự không ít tàu thuyền của họ đã nhiều chuyến ra khơi xa đánh bắt, nhưng vẫn chưa nhận được những trợ giúp trong chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển của địa phương và trung ương. Nhiều ngư dân muốn vay tiền đóng tàu to, ra biển lớn nhằm khai thác thủy hải sản đạt hiệu quả nhưng đành bó tay vì không vay được vốn. Việc thu mua trên biển cũng chưa có.
TT - Biển cho cá cho tôm nhưng biển cũng lấy đi hạnh phúc của không ít gia đình. Anh bạn ngư dân tôi mới quen - Tô Văn Đạt, cười nhẹ: “Thế mới gọi là biển giả”. Đây là cách nói của dân đi biển để ví von biển không thật, lắm lúc đang trời yên biển lặng lại chớp nhoáng nổi dông bão thất thường làm khổ ngư dân.
TT - Từ cảng Ba Ngòi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa, chúng tôi xuống tàu làm ngư dân để cùng anh em đi bạn (làm thuyền viên) ra khơi trong sóng gió. Gần một tháng giong tàu trên biển đi tìm nguồn cá, mỗi ngư dân chúng tôi giờ đây cũng là những cột mốc biên cương bằng xương bằng thịt, góp phần khẳng định chủ quyền trên vùng biển đảo máu thịt của Tổ quốc.
TT - Tin bão như những đợt sóng biển ùa về liên tục khiến kế hoạch ra khơi của chúng tôi hoãn đi hoãn lại. Tại cảng Ba Ngòi - Cam Ranh (Khánh Hòa), nỗi sốt ruột đã bắt đầu hiện trên từng khuôn mặt rám nắng của mỗi ngư dân. Khoảng 15 phút một lần, thuyền trưởng Vương lại cầm lấy ICOM gọi cho các bạn thuyền đang lênh đênh trên biển để hỏi thăm về tình hình sóng gió. Đài dự báo thời tiết vùng duyên hải trên tàu bật 24/24 giờ để ngóng đón tin bão.
TT - Khác với những ngư dân câu mực, câu cá ngừ đại dương, những người đánh lưới vây rút trên biển bao giờ cũng làm một thủ tục hết sức cần thiết trước khi bủa lưới, đó là: cắm cờ Tổ quốc trên biển. Khi lá quốc kỳ no gió tung bay căng tràn giữa biển Đông cũng là lúc mọi người hồi hộp chuẩn bị và ước mong thu được mẻ cá lớn vào bình minh của ngày hôm sau.