24/01/2006 05:59 GMT+7

Bánh mì và năng lượng hạt nhân

QUẾ VIÊN
QUẾ VIÊN

TT - Tehran đã bắt đầu vào mùa đông. Năm nay tuyết rơi nhiều, tại nhiều nơi tuyết phủ dày tới hơn 50cm. Tuy nhiên, không khí tại thủ đô nước cộng hòa Hồi giáo này lại đang “nóng” lên, không chỉ do việc nối lại chương trình hạt nhân hay những tuyên bố nảy lửa của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.

PcpiRmoy.jpgPhóng to
Người Iran mittinh trước nhà máy làm giàu uranium Ifhasan để biểu lộ sự ủng hộ chương trình hạt nhân của Tổng thống Ahmadinejad
TT - Tehran đã bắt đầu vào mùa đông. Năm nay tuyết rơi nhiều, tại nhiều nơi tuyết phủ dày tới hơn 50cm. Tuy nhiên, không khí tại thủ đô nước cộng hòa Hồi giáo này lại đang “nóng” lên, không chỉ do việc nối lại chương trình hạt nhân hay những tuyên bố nảy lửa của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.

Đối với đa số dân Tehran, những chuyện “quốc gia đại sự” này không cấp bách bằng một số vấn đề thiết thực khác.

Từ khi Tổng thống Ahmadinejad chính thức nhậm chức vào tháng 8-2005 đến nay, vẫn chưa thấy ông đưa ra sách lược cụ thể nào nhằm thực hiện những lời hứa khi tranh cử, ngoại trừ việc công khai số tài sản khiêm tốn của mình trên báo chí. Tức những vấn đề từng giúp ông giành lá phiếu cử tri vẫn còn nguyên đó: kiên quyết chống nạn tham nhũng, vực dậy nền kinh tế trì trệ, giải quyết nạn thất nghiệp cho thanh niên, phân bổ đồng đều lợi tức từ dầu mỏ cho mọi người…

Những con số thống kê do Chính phủ Iran đưa ra đầu năm 2006 như lạm phát ở mức 13,5%, tỉ lệ thất nghiệp 13,9% bị dư luận xem là quá lạc quan. Tuy giàu tài nguyên nhưng hiện nước cộng hòa Hồi giáo 67 triệu dân này vẫn có hơn 4 triệu người thất nghiệp và 10 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Do chưa tự túc được lương thực, Iran phải nhập lúa mì, gạo, trà… và cả xăng dầu, khí đốt để bán với giá bù lỗ cho người tiêu dùng.

Thử làm một bài toán đơn giản, mỗi ngày Iran tiêu thụ 67 triệu lít xăng - trong đó 40% là nhập khẩu, mỗi lít xăng nhà nước phải bù lỗ 4.200 rial (khoảng 0,46 USD), ta thấy ngay lợi tức thu được từ việc xuất khẩu dầu thô chẳng còn lại bao nhiêu. Để giải quyết nạn thất nghiệp, chính phủ thu nhận nhiều người vào các cơ quan nhà nước, nhất là tại thủ đô. Cách giải quyết này dẫn đến hậu quả là từ năm 1979 đến nay, dân số Tehran tăng 6 lần và số nhân viên trong các cơ quan nhà nước tăng gấp đôi. Ngoài nạn quan liêu hành chính, bộ máy cồng kềnh này còn dẫn đến tình trạng nợ lương, nhất là đối với ngành giáo dục.

Theo Ủy ban Tài chính Quốc hội Iran ngày 16-1, ngân sách năm nay (tính từ tháng 3-2005 đến 3-2006) thiếu hụt 70.000 tỉ rial. Cũng theo ủy ban này, để thực hiện được kế hoạch năm năm (2005-2010), Iran cần huy động một số vốn đầu tư là 385 tỉ USD.

Hiện nay, do thiếu những chính sách cụ thể, những nhà đầu tư trong nước đổ xô sang tìm cơ hội làm ăn tại quốc gia láng giềng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tuy chưa thể thống kê chính xác tổng số tiền họ đầu tư vào UAE là bao nhiêu nhưng đã có 6.500 công ty Iran đặt văn phòng tại Dubai và hơn 25% dân số Dubai là người Iran.

Nhật báo Tehran Daily đưa tin vào năm này, bắt đầu từ ngày 21-3-2006, Chính phủ Iran sẽ dành 1.940 tỉ rial (khoảng 215 triệu USD) để xây thêm nhà máy hạt nhân thứ hai và thứ ba tại Khuzestan và Bushehr để tăng cường nguồn cung cấp năng lượng. Đối với người dân Iran, đó là một tin vui: dự án không chỉ giải quyết bài toán năng lượng (giảm bớt những khoản nhập khẩu tốn kém trong tương lai) mà còn giải quyết cả việc giữ người dân ở lại dựng xây đất nước.

Khi tôi đề cập tin này với một người bạn Iran, ông ta nói ngay: “Hi vọng các nhà máy này sẽ thu nhận một số kha khá trí thức trẻ đang thất nghiệp, như con trai tôi chẳng hạn”.

QUẾ VIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp