Học sinh Trường tiểu học Cần Thạnh sử dụng nước tại vòi để rửa tay, rửa mặt.
Đơn giản bởi ngay từ nhỏ, chúng ta chỉ đưa tay vặn chiếc vòi rô-bi-nê là nước sạch tuôn trào. Trong khi đó có những người dân tuy mang hộ khẩu ở thành phố lớn nhất nước là TP.HCM, họ lại có những cảm xúc vui buồn quanh chuyện nước sạch - đó chính là dân Cần Giờ!
Tìm lại những tư liệu cũ, chúng tôi thật bồi hồi khi xem một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ ngày 22-4-1986 với tựa đề "Nước ngọt đến duyên hải với giá nào?". Câu trả lời là: giá cao gấp 80 lần so với giá mà người dân ở các quận trong thành phố phải trả! Và bức ảnh trong bài viết đó là những nông trường viên mang lu, khạp lội ra ghe chở nước ngọt để mang về. Chú thích của bức ảnh là "có nước là tốt phước lắm rồi".
Sau đó chục năm, người dân của vùng này vẫn còn khổ với nước sạch, khi chúng tôi tìm lại được một bức ảnh chụp người dân ở đây đi mua nước ngọt đong bằng… lít, khi mỗi người một xe đạp móc ở phía sau được hai can 20 lít. Nước sạch ở đây chỉ để dùng cho nấu ăn và uống, còn chuyện tắm rửa, quên đi!
Còn bây giờ thì sao? Trung tuần tháng 7-2020, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Ngọc Hường, sống ở cù lao Mỹ Khánh, ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Chị Hường đang tắm cho con trai Đinh Công Nguyên (2 tháng tuổi) bằng nước máy. Chị cũng như người dân ở quận 1, quận 3…, vặn vòi ra là có nước máy tuôn trào.
Chị cười nói: "Thằng nhỏ này - bé Nguyên - số sướng, sinh ra là có nước sạch tắm rồi. Nói thiệt, tắm cho con bằng nước máy thấy an tâm hơn nhiều, so với thế hệ chúng tôi trở về trước, toàn xài nước mưa với nước mua từ sà lan".
Còn chị Trần Thị Kim Chi, hàng xóm của chị Hường, cho biết: "Tụi tui được xài nước máy của Sawaco được mấy tháng nay. Có nước mừng gần chết luôn, ở đây vùng sâu vùng xa đó giờ có nước gì đâu. Mà nói thiệt nghe, uống nước máy nó ngon hơn hồi xưa mua nước từ sà lan, và có trực tiếp 24/24 nữa chớ".
Với bà Võ Thị Lùn, sinh năm 1956, cả một đời gắn bó với cù lao Mỹ Khánh này thì buông mấy tiếng gọn lỏn: "Giờ sướng thiệt chớ".
Huyện Cần Giờ hiện có 19.179 hộ dân bao gồm 6 xã và 1 thị trấn (Bình Khánh, An Nghĩa, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Cần Thạnh).
Việc đưa nước sạch về tận Cần Giờ, vào tận nhà người dân được Sawaco thực hiện từ năm 2011 đến 2018, với 9 dự án có tổng kinh phí khoảng 100 tỉ đồng, phát triển 73.925m ống.
Từ năm 2019 đến nay, Sawaco đã và đang tiếp tục triển khai đầu tư 13 dự án (dự kiến phát triển thêm 92.271m ống) tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Cần Thạnh, Long Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 154 tỉ đồng. Hiện đã hoàn thành 5 dự án, còn 8 dự án. Các dự án này khi hoàn thành sẽ cơ bản thay thế phương thức cấp nước bằng sà lan tại các xã trên địa bàn (trừ xã Thạnh An).
Đưa nước sạch về tận nhà người dân Cần Giờ là một câu chuyện thú vị mà chúng tôi xin kể bằng hình ảnh.
Thi công gắn đồng hồ nước cho gia đình bà Lê Thị Thu ở ấp An Hòa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
Anh Ngọc Tuân và Hồng Việt (đội thi công tu bổ vận hành - Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ) đi kiểm tra tuyến ống 710mm trên đường công vụ bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè băng sông Soài Rạp đến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ. Mỗi tháng đội đi kiểm tra 2 lần.
Anh Ngọc Tuân và Hồng Việt (đội thi công tu bổ vận hành - Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ) đi kiểm tra tuyến ống 710mm trên đường công vụ bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè băng sông Soài Rạp đến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ. Mỗi tháng đội đi kiểm tra 2 lần.
Chị Bé Bảy và Thùy Dương sử dụng nước uống tại vòi trong Bệnh viện huyện Cần Giờ.
Nước sạch về đến Bệnh viện huyện Cần Giờ.
Chuyện ngày xưa
Năm 1986, ông Nguyễn Văn Thức, phó giám đốc Nông trường Tân Bình, cho biết giá nước ngọt ở đây đắt hơn 80 lần so với giá nước tại thành phố
Năm 2008, thiếu nước sạch, người dân Cần Giờ, TP.HCM đi mua từng can nước sinh hoạt - Ảnh: QUANG KHẢI
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận