Đó là một trong những nội dung chuỗi thảo luận "Thực hành phân tích chính sách công cho nhà báo - Từ lý thuyết đến tác nghiệp". Chương trình do Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) tổ chức tại Hà Nội ngày 27 và 28-8.
Ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), cho biết đây là dịp để IPS và các phóng viên có thể thảo luận, hệ thống hóa nhiều hơn các phần về thực hành chính sách công. Trong quá trình làm việc liên quan chính sách, IPS nhận thấy các nhà báo đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc phân tích, tường thuật.
Các phóng viên thảo luận các từ khóa liên quan chính sách, như sự tác động, hệ thống pháp luật để thực thi, tính khả quan, hiệu quả, đánh giá tác động…
Với ví dụ đề tài chính sách liên quan thị trường bia rượu, ông Đồng phân tích sẽ có các chính sách đối với nhà sản xuất, phân phối, tiêu dùng, cùng với các biện pháp tuyên truyền... Tuy nhiên, thực tế các chính sách cần cân bằng lợi ích vật chất giữa các bên, đảm bảo về mặt phát triển kinh tế, xã hội.
Từ gợi mở trên, các diễn giả từ IPS đã khái quát thông tin về các công cụ của Nhà nước để giải quyết các vấn đề chính sách, khi nào một vấn đề trở thành vấn đề chính sách. Bên cạnh đó là mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật, các bên liên quan trong đánh giá tác động và vận động chính sách. Cụ thể, ai bị ảnh hưởng từ một chính sách, đánh giá tác động ra sao và ai liên quan trong quy trình chính sách.
Chương trình cũng thảo luận về việc tác nghiệp, viết bài liên quan chính sách, nghiên cứu tài liệu. Các phóng viên được khuyến khích tìm hiểu về chính sách liên quan hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng…
Thành lập năm 2017, Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) tập trung vào các mảng chính sách liên quan công nghệ số. Hai nhóm chương trình chủ yếu liên quan chuyển đổi số trong lĩnh vực công và các chính sách phát triển kinh tế số.
Trong các năm qua, IPS đã tổ chức khoảng 7 khóa tập huấn, thảo luận về chính sách cho các nhà báo từ nhiều tỉnh thành với tổng cộng hơn 200 người tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận