16/03/2024 05:45 GMT+7

Bạn trẻ TP.HCM chi hàng chục triệu đồng học nghề 'tay trái'

Nhằm tăng khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, cũng như học thêm một số nghề yêu thích, nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đã chi hàng chục triệu đồng để học nghề viết thư pháp, đồ họa, làm bánh...

Bạn Nguyễn Hoài Vân (giữa) viết chữ thư pháp tại Trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: NVCC

Bạn Nguyễn Hoài Vân (giữa) viết chữ thư pháp tại Trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: NVCC

Đang học ngành quản trị kinh doanh, Nguyễn Hoàng Trường Giang (Trường đại học Công Thương TP.HCM) cho biết đã thích công việc làm bánh từ lâu. Được gia đình cho phép, Giang quyết định đăng ký học thêm nghề này.

Từ 30-90 triệu đồng

"Tôi học một khóa làm bánh 24 ngày với chi phí khoảng 30 triệu đồng. Nghề này khá nghệ thuật, càng học tôi càng tự tin. Tôi cho rằng cần thêm nghề tay trái để bổ trợ qua lại với nghề hiện tại. Nhiều nghề vẫn tốt hơn cho bản thân mình" - Giang bộc bạch.

Bùi Gia Khánh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho biết bạn học ngành kinh doanh quốc tế tại trường, song song đó chọn đăng ký học thêm đồ họa tại Arena Multimedia.

"Hiện tôi đã học được ba kỳ về đồ họa, thiết kế giao diện web, thiết kế app và làm phim... với chi phí khoảng 80-90 triệu đồng/5 kỳ. Tôi được ưu đãi và không phải đóng hết học phí một lần nên cũng đỡ áp lực.

Tôi không giỏi vẽ nên khi đăng ký học nghề thiết kế đồ họa cũng đắn đo và sợ học hai ngành này trái ngược nhau" - Khánh chia sẻ.

Theo Khánh, sau khi học đồ họa được một năm, bạn nhận ra kiến thức đồ họa giúp ích cho ngành kinh doanh quốc tế rất nhiều, chẳng hạn biết thêm được về marketing và tâm lý khách hàng...

Khánh cho biết thêm ở thời điểm hiện tại với tư cách là sinh viên năm cuối, bạn khá tự tin với kiến thức về kinh tế và cả mảng thiết kế.

"Thường các công ty luôn muốn nhân sự của họ đa năng, có thể làm nhiều công việc, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì còn thiết kế, làm video và hình ảnh. Tôi đã được học như vậy nên khả năng sẽ cạnh tranh hơn các bạn khác" - Khánh tự tin nói.

"Tay trái" kiếm tiền nuôi "tay phải"

Vốn có đam mê với viết chữ thư pháp, Nguyễn Hoài Vân (Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM) cho biết từ khi lên đại học đã bén duyên với câu lạc bộ viết thư pháp của trường.

"Khi tham gia vào bộ môn này, tôi không nghĩ cơ hội nghề nghiệp đến bất ngờ như vậy. Tôi được tiếp xúc với các anh chị, được học hỏi, nhiều khi đi viết tại phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên. Bên cạnh đó, tôi vẫn đi viết chữ cho các tổ chức Đoàn thanh niên, Đoàn phường khi cần.

Với nghề này, tôi làm được nhiều vào dịp Tết và các sự kiện cần đến ông đồ viết thư pháp. Thường thì mức thu nhập của việc viết thư pháp sau một mùa Tết có thể lên tới 20 - 25 triệu đồng. Chi phí kiếm thêm từ nghề tay trái này tôi dùng vào việc trang trải trong gia đình và đóng học phí" - Vân nói.

Vân chia sẻ thêm bạn trẻ nếu có thời gian, đam mê thì nên học thêm một nghề phụ như móc len, thư pháp, nhạc cụ... Hơn nữa, khi các bạn có "tài lẻ" thì trong công việc dễ tiếp cận với đối tác, có mối quan hệ ổn định hơn, không ngại khi tham gia các phong trào chung.

Cũng học thêm đồ họa được 2 năm, Nguyễn Phúc Bảo Uyên (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho hay chuyên ngành mình theo học là công nghệ thông tin nên học thêm đồ họa cũng giúp ích nhiều cho ngành chính.

"Về cân bằng lịch học thì ban đầu cũng chật vật giữa bài tập trong trường và đồ án đồ họa. Qua thời gian đầu, tôi đã biết cách đưa ra lịch học phù hợp nên mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Học đồ họa nên tôi có nhận thêm các dự án để làm khi có thời gian rảnh. Tôi thấy tự tin hơn, năng động và có tư duy sáng tạo nhiều hơn" - Uyên nói.

Thêm kỹ năng, thêm cơ hội

Ông Đinh Trí Dũng, đại diện Arena Multimedia, cho biết các bạn trẻ có thêm kỹ năng khác rất có lợi trong công việc.

"Trường chúng tôi có ba nhóm đối tượng chính, trong đó có nhóm sinh viên các trường cao đẳng, đại học; nhóm học sinh hoàn thành xong chương trình phổ thông; nhóm người đã đi làm đăng ký học tại trường.

Số lượng học viên đăng ký khóa dài hạn 2,5 năm (học để làm nghề) là 60%, còn lại là học để bổ trợ kiến thức và có thêm nghề để tăng khả năng tìm kiếm việc làm" - ông Dũng nói.

Có nghề vẫn học thêm nghềCó nghề vẫn học thêm nghề

TT - Hiện nay nhiều người đang làm việc hoặc đã có một nghề rồi vẫn tìm cách học thêm nghề mới hoặc nâng cao tay nghề để kiếm thêm thu nhập trong thời buổi khó khăn.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp