Nhưng cũng có nơi muốn nhấn mạnh hoạt động chăm lo cho người nghèo, đã không tổ chức bắn pháo hoa.
Phóng to |
Nhiều năm qua, TP.HCM bắn pháo hoa bằng nguồn kinh phí do doanh nghiệp đóng góp - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Trong đó năm điểm tầm cao trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội Mới, công viên Thống Nhất, vườn hoa Lạc Long Quân, hồ Văn Quán, sân vận động quốc gia Mỹ Đình và 24 điểm bắn tầm thấp ở 24 quận huyện, thị xã.
Ngân sách chi 4-5 tỉ đồng cho 29 điểm
Đà Nẵng bắn 4 điểm với chi phí thấp Đại tá Huỳnh Minh Chức - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng - cho biết theo kế hoạch do UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt, trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại bốn điểm. Trong đó kết hợp 2.000 quả pháo tầm cao và 60 giàn pháo tầm thấp. Kinh phí để bắn pháo hoa bốn điểm trên rất thấp. “Chúng tôi sử dụng nguồn pháo hoa được sản xuất trong nước nên giá thành rẻ hơn nhiều so với nhập từ nước ngoài về. Dù vậy chất lượng vẫn đảm bảo để người dân được đón giao thừa ý nghĩa” - đại tá Chức nói thêm. ĐOÀN CƯỜNG |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thọ, phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết sở chưa nhận được văn bản cụ thể về nguồn kinh phí dự kiến tổ chức bắn pháo hoa, mặc dù kế hoạch được TP Hà Nội phê duyệt từ ngày 29-11-2012. Ông Thọ cho biết Bộ tư lệnh thủ đô vẫn chưa trình kinh phí dự kiến chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa trong dịp Tết Quý Tỵ.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong ngày 31-1, Bộ tư lệnh thủ đô dự kiến tổ chức hiệp đồng và giao nhiệm vụ bắn pháo hoa tại 29 điểm của Hà Nội cho các đơn vị. Riêng về nguồn kinh phí, Bộ tư lệnh thủ đô sẽ thanh quyết toán kinh phí sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Còn Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho biết nguồn kinh phí dành cho nhiệm vụ bắn pháo hoa Tết Quý Tỵ được TP trích từ ngân sách. Theo ông Tưởng, những năm trước TP vẫn tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm và cũng trích nguồn vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này, nên năm nay vẫn thực hiện như vậy.
Về kinh phí tổ chức bắn pháo hoa, theo ông Tưởng, trong dịp Tết Nguyên đán 2012, nguồn vốn chi cho bắn pháo hoa là 5 tỉ đồng. “Chi tiết nguồn kinh phí thì phải khối văn xã mới nắm rõ, nhưng kinh phí được ghi trong dự toán và đã báo cáo thường trực Thành ủy, chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa năm nay ước khoảng 4-5 tỉ đồng” - ông Tưởng cho hay.
Pháo hoa “xã hội hóa”
Ông Lê Tôn Thanh - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM - cho biết cũng như nhiều năm gần đây, toàn bộ kinh phí thực hiện bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều do doanh nghiệp đóng góp. Dự kiến ban đầu sẽ có tám điểm bắn pháo hoa, tuy nhiên đến thời điểm này, điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp không huy động được kinh phí nên xin rút. Bảy điểm bắn còn lại gồm một điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và sáu điểm bắn tầm thấp rải đều ở các quận huyện ngoại thành.
Ngoại trừ điểm bắn pháo hoa tại Cần Giờ do UBND huyện Cần Giờ tổ chức và vận động đóng góp, sáu điểm còn lại đều do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist) vận động kinh phí thực hiện. Ông Lê Tôn Thanh cho biết kinh phí để thực hiện bắn pháo hoa tại mỗi điểm bắn tầm thấp từ trên 200 đến 300 triệu đồng, điểm bắn tầm cao từ 350-450 triệu đồng. Theo ông Thanh, việc chọn địa điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều đã được TP cân nhắc kỹ. Trong đó, dời điểm bắn tầm cao từ bến Nhà Rồng về đầu đường hầm sông Sài Gòn là để giới thiệu công trình hiện đại của TP. Điểm bắn tại khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (Bình Chánh) nhân kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)...
Giải thích về việc số điểm bắn pháo hoa của TP.HCM ít hơn so với Hà Nội, thậm chí ít hơn về điểm bắn tầm cao so với Đà Nẵng (4 điểm bắn tầm cao) và Cần Thơ (2 điểm bắn tầm cao), ông Lê Tôn Thanh cho biết việc xã hội hóa hoạt động bắn pháo hoa đã được Chính phủ yêu cầu thực hiện, doanh nghiệp đóng góp đến đâu thì TP thực hiện đến đó. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng kể cả xã hội hóa thì cũng phải tiết kiệm.
“Từ trước đến nay, năm nhiều nhất TP.HCM cũng chỉ bắn pháo hoa tại tám điểm. Năm nay điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp rút thì bổ sung điểm bắn pháo hoa Láng Le - Bàu Cò, các điểm còn lại cũng rải đều khắp TP. Tôi nghĩ như vậy là đủ vui, tiết kiệm và đáp ứng được nhu cầu của người dân” - ông Lê Tôn Thanh nói.
Một số tỉnh không bắn pháo hoa UBND tỉnh Kiên Giang vừa chỉ đạo dừng bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Quý Tỵ 2013. Mục đích dừng bắn pháo hoa nhằm tiết kiệm kinh phí dù là kinh phí của ngân sách hay vận động doanh nghiệp. Theo ông Lê Minh Hoàng - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, kế hoạch ban đầu dự kiến tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại ba điểm là TP Rạch Giá, huyện Phú Quốc và U Minh Thượng. Nguồn kinh phí dự kiến khoảng 2,4 tỉ đồng và vận động từ các doanh nghiệp. Tỉnh Hà Giang cũng không bắn pháo hoa với lý do như tỉnh Kiên Giang. Tỉnh cho biết trong trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn muốn đóng góp kinh phí để bắn pháo hoa, tỉnh sẽ đề nghị chuyển số tiền này để mua gạo giúp đồng bào, gia đình chính sách trên địa bàn có đủ lương thực đón năm mới thật no đủ. TẤN THÁI - HAGIANG.GOV.VN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận