08/01/2020 09:40 GMT+7

Băn khoăn việc cấm đi xe đạp sau khi uống rượu bia

TUẤN PHÙNG thực hiện
TUẤN PHÙNG thực hiện

TTO - Ông Nguyễn Văn Quyền - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - nêu ý kiến như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc cấm tuyệt đối người lái xe vi phạm nồng độ cồn, trong đó có cả người đi xe đạp sau khi uống rượu bia.

Băn khoăn việc cấm đi xe đạp sau khi uống rượu bia - Ảnh 1.

Đội CSGT quận Bình Thạnh, TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn người đi xe máy rạng sáng 7-1 - Ảnh: T.T.D.

Theo ông Quyền, với xe cơ giới, cấm tuyệt đối người điều khiển có nồng độ cồn cũng không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân. Nếu vẫn cho người lái xe uống đến một ngưỡng nào đó sẽ dẫn tới tâm lý "có người bảo tôi uống 1 chén rượu chưa chắc đã vi phạm, có người nghĩ tôi uống 3 chén chưa chắc vi phạm" và có thể sẽ dễ dẫn tới vi phạm do không kiểm soát được.

* Thưa ông, một số người cho rằng mức phạt của nghị định 100 cao, đặc biệt là tước bằng lái tới 2 năm sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người, nhất là tài xế chuyên nghiệp. Quan điểm của ông thế nào?

- Với ôtô, xe máy, tôi đồng tình với mức phạt của nghị định 100. Khi soạn thảo nghị định cũng không có ý kiến phản đối. Thực ra nghị định 46 trước đó cũng quy định cấm tuyệt đối hành vi lái ôtô khi có nồng độ cồn mà Luật giao thông đường bộ đã quy định. 

Mọi người cần hiểu rạch ròi là luật không cấm người uống rượu bia, mà chỉ cấm hành vi uống rồi vẫn lái xe khi trong cơ thể vẫn còn nồng độ cồn. Với người làm nghề lái xe thì càng cần phải biết bảo vệ bằng lái của mình để làm nghề.

Với người đi xe máy, trước đây vẫn cho phép uống với nồng độ nhất định mà không bị phạt. Tuy nhiên, xe máy được pháp luật xem là nguồn gây nguy hiểm cao độ nếu người điều khiển không cẩn thận. Nếu lại cho uống một mức độ nào đó mà không phạt thì lại giống quy định cũ trước đây.

* Vậy với người đi xe đạp, xe thô sơ có nồng độ cồn thì sao?

- Theo tôi, ở nông thôn, vùng sâu, miền núi vẫn còn có nhiều người đi xe đạp. Trong khi văn hóa, phong tục tập quán vẫn có uống rượu bia khi đám cưới, đám hỏi, đám giỗ... Do những khu vực đó chưa có xe buýt công cộng, ít xe ôm, taxi hoặc có nhưng người dân không có điều kiện chi trả nên có khi uống rượu bia xong họ vẫn đi xe đạp. 

Cho nên bản thân tôi vẫn còn chút băn khoăn có nên cấm tuyệt đối người uống rượu bia rồi đi xe đạp hay không, nếu vẫn cấm thì khả năng thực thi có thể không cao.

* Một số người lo ngại dùng thuốc chữa bệnh, ăn các loại hoa quả, nước hoa quả có khả năng lên men cao vẫn gây nồng độ cồn trong người và dễ bị phạt khi cảnh sát kiểm tra thấy có nồng độ cồn...

- Tôi nghe những thông tin như thế nhưng bản thân tôi chưa tìm hiểu được độ tin cậy về những loại hoa quả nào gây ra nồng độ cồn. Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế có thể giải thích việc này cho mọi người rõ. Hoặc Bộ Y tế là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia có thể giải thích, hướng dẫn cho người dân rõ.

Từ ngày 1-1 đến nay, hiệp hội chưa thấy anh em tài xế, doanh nghiệp hội viên kinh doanh vận tải bằng ôtô phản ảnh, bày tỏ bức xúc gì.

Dân nhậu đã biết... sợ, quán sẵn sàng đưa về tận nhà Dân nhậu đã biết... sợ, quán sẵn sàng đưa về tận nhà

TTO - Tại TP.HCM và một số địa phương khác, nhiều quán nhậu, quán ăn đã mở dịch vụ hỗ trợ đưa khách về nhà sau khi đã uống rượu bia.

TUẤN PHÙNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp