05/08/2020 19:58 GMT+7

Bạn hàng Trung Quốc ngưng mua nhãn lồng Hưng Yên vì 'có dịch COVID-19'

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Giữa mùa thu hoạch nhãn, nhưng các bạn hàng phía Trung Quốc lại dừng mua sản phẩm long nhãn của 3 doanh nghiệp tại thủ phủ nhãn lồng Hưng Yên.

Bạn hàng Trung Quốc ngưng mua nhãn lồng Hưng Yên vì có dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Vụ nhãn ở tỉnh Hưng Yên năm nay có năng suất cao, với tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn - Ảnh: NAM TRẦN

Thông tin được giám đốc Sở Công thương Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Thơ nêu ra tại cuộc gặp gỡ giữa ông Lê Quốc Doanh - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ông Hồ Tỏa Cẩm - đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - diễn ra tại Hà Nội ngày 5-8.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Thế Cử cho biết vụ nhãn ở tỉnh Hưng Yên năm nay có năng suất cao, với tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn.

Để tiêu thụ nhãn cho nông dân, tỉnh Hưng Yên đã có các giải pháp để kết nối cung cầu giữa các nhà vườn với một số kênh tiêu thụ.

Đến nay, toàn tỉnh đã tiêu thụ được khoảng 18.000 tấn, tương đương khoảng hơn 30%.

"Hiện đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch nhãn, nhưng do dịch COVID-19 tái bùng phát nên các kế hoạch dự kiến triển khai tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên đang gặp khó khăn. Chính vì vậy, giải pháp đưa ra cho tỉnh Hưng Yên năm nay là thúc đẩy xuất khẩu và hướng đến chế biến sâu để kéo dài thời gian tiêu thụ sản phẩm nhãn.

Chúng tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, nhất là tham tán kinh tế của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hỗ trợ tiếp cận đến các đối tác, bạn hàng khác của Trung Quốc để xuất khẩu sản phẩm long nhãn của Hưng Yên" - ông Cử nói.

Dẫn chứng về việc tiêu thụ, xuất khẩu nhãn gặp khó khăn, ông Thơ cho biết trong 3 ngày qua, một số bạn hàng phía Trung Quốc đã dừng thu mua sản phẩm long nhãn của 3 doanh nghiệp lớn tại địa phương. 

"Chúng tôi làm việc với đại diện 2 doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp nói bên phía bạn đang có thông tin dịch COVID-19 nên tạm thời dừng lại", ông Thơ thông tin thêm.

Vì thế, ông Thơ kiến nghị tham tán Hồ Tỏa Cẩm xem xét xử lý giúp, đồng thời kết nối với các đối tác, bạn hàng để tăng thu mua nhãn tươi và sản phẩm long nhãn của Hưng Yên.

Đại sứ Hồ Tỏa Cẩm cho biết chưa nhận được thông tin này và sẽ tìm hiểu cụ thể. Ông cũng lưu ý nếu doanh nghiệp, đối tác này không nhập thì phải khai thác doanh nghiệp khác.

Theo ông Hồ Tỏa Cẩm, nhãn lồng Hưng Yên quả to, thịt dày, hạt nhỏ, ăn tươi rất ngon. Người Trung Quốc cũng rất thích sản phẩm long nhãn. Để thúc đẩy xuất khẩu tiêu thụ nhãn tươi và long nhãn sang thị trường Trung Quốc, tỉnh Hưng Yên cần chủ động xúc tiến thương mại trực tuyến, tìm kiếm và đa dạng bạn hàng, đầu mối nhập khẩu phía Trung Quốc.

Ông Hồ Tỏa Cẩm đề xuất các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung xuất khẩu nhãn tươi, sản phẩm long nhãn qua cửa khẩu Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) vì đây có nhiều đầu mối, doanh nghiệp nhập khẩu quy mô lớn, có thể đưa hàng vào nội địa Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, tác động cơ quan chức năng phía Trung Quốc tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, đặc biệt với nhãn tươi và long nhãn đang vào mùa thu hoạch.

Dự kiến trước ngày 10-8, cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thương mại trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhãn tươi và long nhãn của Hưng Yên và Sơn La tại thị trường Trung Quốc. Qua đó, năm nay tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ kết nối, xúc tiến xuất khẩu được khoảng 30.000 tấn nhãn tươi.

Thăm phố Hiến ăn nhãn lồng Hưng Yên Thăm phố Hiến ăn nhãn lồng Hưng Yên

TTO - "Dù ai buôn bắc, bán đông/Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên". Nếu ai đã một lần đến phố Hiến và thưởng thức sản vật vùng đất này, có lẽ hương vị thơm ngon ấy còn phảng phất mãi không thôi.

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp