Phóng to |
Ga Sài gòn vắng khách đến mua vé tết - Ảnh: Hữu Khoa |
Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài và , hàng trăm bạn đọc đã phản hồi về Tuổi Trẻ cho rằng việc họ "quay lưng" với tàu hỏa bởi giá vé tàu (nhất là vé tàu tết) tính ra quá đắt so với các phương tiện giao thông khác như máy bay, xe đò chất lượng cao.
Trong khi đó, chất lượng phục vụ của ngành đường sắt còn quá nhiều vấn đề chưa ổn. Nếu không đổi mới, ngành đường sắt sẽ còn tiếp tục ế khách.
TUỔI TRẺ trích đăng một số ý kiến bạn đọc:
Ngành đường sắt phải suy nghĩ
Tại sao tất cả các phương tiện công cộng khác đều phát triển, duy chỉ có ngành đường sắt thụt lùi, đó là điều đáng để lãnh đạo ngành đường sắt phải suy nghĩ. Sắp tới TP.HCM có thêm hệ thống metro phục vụ vận tải công cộng với công nghệ quản lý hiện đại. Cần đổi mới công nghệ quản lý. Cách nhanh nhất là đấu thầu để các doanh nghiệp có năng lực tham gia cải tổ và phát triển ngành.
Năm nào cũng khó mua vé nên nản
Vé tàu Tết ế tôi...vui quá Tôi không ghét ngành đường sắt, nhưng tôi rất vui vì vé tàu... bị ế. Phải thay đổi cung cách phục vụ thôi! Năm nào cũng nghe tàu lửa sốt vé, rồi cải tiến bán vé qua mạng... nhưng vẫn còn cảnh hành khách mệt mỏi chờ mua được tấm vé về quê ăn tết. Và đây là tiếng nói của những người dân xa quê, cần về quê ăn tết - họ không cần ngành đường sắt nữa. Họ sẽ ra bến xe mua vé về quê. Đường bộ bây giờ cũng khá tốt, rút ngắn thời gian di chuyển rồi. Xe có máy điều hòa, phục vụ tốt. Còn ngành đường sắt tàu thì cũ kỹ, chạy thì bánh xe xiết vào đường sắt ban đêm không thể nào nhắm mắt. Rồi dừng tàu, nhường tàu vô tội vạ, thức ăn, đồ uống trên tàu bán với giá cắt cổ, vệ sinh thì thực là kinh khủng... Với bấy nhiêu việc đó vé tàu ế là phải, đây là bài học cho các nhà lãnh đạo ngành đường sắt, nếu có sự cạnh tranh lành mạnh thì phải thay đổi. |
Mình là một người làm ở Sài Gòn, năm nào cũng về tết ở Nghệ An - nơi mà lượng người đi về rất đông. Năm nào mình cũng mua được vé nhưng rất bức xúc với cách làm của ngành đường sắt. Năm nào cũng vậy khi mua vé mấy ngày sát tết đi sớm may ra mua vé được, còn nếu đợi lên phòng vé mua khi nào cũng chỉ có câu "vé hết" hoặc "chỉ còn vé phụ". Nếu ai muốn đi phải chuẩn bị sẵn, mua trước 3-4 tháng thì mới được chứ cận ngày mới mua chỉ có nước mua vé chợ đen. Tâm lý vậy mà nhiều người nản với tàu tết.
Dịch vụ còn nhếch nhác
Tổ chức bán vé ngành hàng không rất tốt. Hành khách có thể mua vé máy bay dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các đại lý bán vé đều được nối mạng nên không bao giờ bán thừa số ghế, hành khách đã mua vé thì đương nhiên được bay. Về việc xếp ghế trên máy bay thì ai làm thủ tục lên máy bay trước sẽ được ưu tiên chọn ghế. Ai làm thủ tục sau thì phải chấp nhận những ghế còn lại, không có chuyện đã mua vé rồi nhưng không được bay (trừ khi hành khách đến quá giờ làm thủ tục lên máy bay).
Hàng không còn nhiều ưu điểm mà ngành đường sắt VN không thể làm được như: vé đã mua nhưng chưa làm thủ tục lên máy bay vẫn còn có giá trị (1 năm), người ở nước ngoài có thể mua vé cho người ở VN, vé bị mất hành khách vẫn có thể làm thủ tục lên máy bay (khi làm thủ tục chỉ cần CMND/hộ chiếu và trình ký hiệu chuyến bay là được)... Ai đã từng đi xe lửa đường dài đều có nhận xét chung là nhếch nhác, hành khách ăn nằm tùy tiện, phương tiện dơ bẩn, hôi hám, nhân viên hách dịch... Nhà nước phải quyết tâm sớm bỏ cơ chế độc quyền của ngành đường sắt!
Mất khách là tất nhiên!
Trong khi các ngành GTVT khác bỏ vốn ra đầu tư như nâng cao chất lượng, số lượng xe khách, thêm nhiều máy bay, đường bay của ngành hàng không... và còn phải chạy đua với giá để cạnh tranh theo mùa vụ, ngành đường sắt có lợi thế hơn là ít đầu tư nên giá phải hạ nhưng ỷ lại vào cơ chế như trước đây, đường sắt cứ tăng giá trong khi chất lượng phục vụ không tăng thì dần mất khách là chuyện tất nhiên!
Phải thay đổi và giảm giá vé!
Từ những phân tích khả năng cạnh tranh của tàu hỏa, nhiều bạn đọc cho rằng việc giảm giá vé tàu tết (và những chuyến tàu khác) cùng những thay đổi khác của ngành đường sắt là cần thiết.
Phải theo cơ chế thị trường
Thời buổi kinh tế thị trường mình phải làm theo kinh tế thị trường, theo nhu cầu của thị trường. Đằng này ngành đường sắt đang khoanh tay chờ chết! Ai lại ôm một đống tiền khổng lồ mà không biết giảm giá? Đường sắt phải cải tiến chất lượng, cải tiến hình thức bán vé cho cơ động, tiện cho khách hàng mua nhanh nhất. Hệ thống bán vé, tuyên truyền rất quan trọng. Phải có một hệ thống bán vé từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống phường. Thời buổi kinh tế thị trường không ai bỏ thời gian lên tận ga tàu mới mua được vé, phải phục vụ khách hàng tận nơi.
Cần có giá vé linh hoạt
Nguyên tắc kinh doanh cơ bản là cố gắng có được lợi nhuận cao nhất có thể, nhưng nếu phải đối đầu với lỗ thì cố gắng lỗ càng ít càng tốt. Vậy nên nếu vé tồn đọng thì việc cần làm là giảm giá để bán được càng nhiều vé càng tốt. Nếu nhất thiết phải giảm giá cho những người đã mua vé trước thì có vô số cách làm. Lý giải của ngành đường sắt rằng không thể bán giá linh hoạt như ngành hàng không hoàn toàn không thuyết phục! Đó là việc quá sức đơn giản nếu ngành đường sắt thật sự mong muốn.
Khách trả tiền vé càng sớm (trước ngày khởi hành) thì ngành đường sắt càng có tiền sớm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, càng sinh lãi cao hơn, do đó họ đáng được giá thấp hơn. Đây cũng là nguyên tắc đơn giản trong kinh doanh.
Có phải để lỗ rồi xin trợ giá?
Ngành đường sắt cố tình không giảm giá vé phải chăng là để hạch toán lỗ - mục đích xin nhà nước trợ giá bù lỗ như ngành xe buýt? Thấy buồn về sự lạc hậu của ngành đường sắt mấy chục năm nay!
Nên cho tư nhân khai thác? Đường sắt nên cho tư nhân tham gia như các thị trường khác thì dịch vụ sẽ được nâng cao. Vận tải còn độc quyền thì khi nào mới theo kịp thị trường? Nhà nước nên chỉ quản lý hệ thống trục đường sắt hoạt động theo doanh nghiệp công ích. Còn các nhà ga và các đội tàu vận chuyển nên giao cho tư nhân làm sẽ hiệu quả hơn nhiều, chất lượng và giá cả dịch vụ vận tải đường sắt sẽ được cải thiện khi có cạnh tranh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận