Bạn đọc bàn sôi nổi việc đưa Nhơn Trạch, Long Thành về TP.HCM để thuận tiện giao thông

Bàn về phương án khi sáp nhập, bạn đọc đề xuất linh hoạt điều chỉnh địa giới điều chỉnh một số huyện như Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai về TP.HCM; đưa Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) về Đồng Nai.

Bạn đọc bàn sôi nổi việc đưa Nhơn Trạch, Long Thành về TP.HCM để thuận tiện giao thông - Ảnh 1.

Theo ý kiến đề xuất của các bạn đọc, nếu linh hoạt điều chỉnh địa giới điều chỉnh một số huyện như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) về TP.HCM; đưa Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) về Đồng Nai (sau khi sáp nhập) thì phương án tổ chức giao thông sẽ thuận lợi, tránh phải "mượn đường" của nhau - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Bài viết trên Tuổi Trẻ Online: “TP.HCM và Đồng Nai phải ‘mượn đường’ của nhau khi sáp nhập tỉnh theo tỉnh?” đã thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm, sôi nổi bình luận.

Cũng như nhiều chuyên gia đã đề xuất, hầu hết các bạn đọc cho rằng sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM và Bình Phước nhập vào Đồng Nai. Khi đó sẽ bổ sung cho nhau các tiêu chí về dân số, diện tích và tạo ra một địa bàn mạnh về kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên hiện từ TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu không có đường, phải “quá cảnh” Đồng Nai, tương tự như Đồng Nai đi Bình Phước cũng chưa có đường và phải “quá cảnh” Bình Dương.

Long Thành, Nhơn Trạch về TP.HCM, còn Phú Giáo, Tân Uyên về Đồng Nai sẽ thuận lợi giao thông?

Trước tình huống hy hữu nếu sáp nhập như phương án trên, Đồng Nai và TP.HCM phải “mượn đường” của nhau để đi đến xã khác trong cùng địa bàn, bạn đọc cũng đã đề xuất, có các hiến kế đáng chú ý.

Bình luận về vấn đề này, bạn đọc Mr. Hiển nói rằng nhập Long Thành, Nhơn Trạch vào TP.HCM là hợp lý, đảm bảo kết nối, tổ chức giao thông sau này.

Hơn nữa, sân bay Long Thành thuộc TP.HCM mở rộng cũng dễ hình dung hơn cho những người nước ngoài khi đến Việt Nam. Còn bạn đọc Hưng Thịnh đề xuất đưa Nhơn Trạch và sân bay Long Thành về cho TP.HCM, bù lại là đưa Phú Giáo và Bắc Tân Uyên về Đồng Nai.

Quan điểm này cũng được nhiều bạn đọc đánh giá là phương án vẹn cả đôi đường. Việc này nhằm tạo điều kiện cho các địa phương thuận lợi trong khâu tổ chức giao thông, triển khai các dự án đường sắt, metro từ trung tâm đến các khu vực, các xã trong địa phương.

Bạn đọc Hùng Nguyễn còn đề xuất đưa thêm huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để Đồng Nai mở rộng theo hướng kết nối biển, giúp tỉnh có thêm dư địa phát triển.

Bạn đọc Lê Hiệp cho rằng khi nhập Long Thành, Nhơn Trạch về TP.HCM mở rộng sẽ giúp tối ưu hóa kết nối giữa hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành. Đồng thời, phát huy lợi thế của các khu công nghiệp lớn, tổ hợp các cảng biển lớn trong khu vực.

Không dừng lại ở đó, bạn đọc tên Giang có đề xuất sáp nhập cả 4 tỉnh thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương để tạo ra một vùng kinh tế vô cùng phát triển, trung tâm kinh tế lớn cho cả Đông Nam Á trong tương lai.

Phương án này sẽ tạo không gian đủ lớn cho TP.HCM phát triển thần tốc, trở thành đô thị tầm cỡ của châu Á và thế giới, phát triển bền vững hàng trăm năm.

“Tôi thì cho rằng nên nhập Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM luôn, sẽ tạo ra không gian phát triển vô đối để có lợi thế cạnh tranh với các nước Đông Nam Á và cả châu Á. Như vậy Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển hơn”, bạn đọc tên Tam đề xuất.

Tuy nhiên một số bạn đọc lại cho rằng Nhơn Trạch, Long Thành là động lực phát triển quan trọng của Đồng Nai. Do đó không nên tách rời để mất đi động lực của địa phương.

Phương án sáp nhập cần linh hoạt, vẹn cả đôi đường

Bạn đọc Bùi An Tuấn nhấn mạnh phương án sáp nhập không phải đơn thuần chỉ là lấy tỉnh, thành phố sáp nhập với nhau một cách cơ học, mà có những địa bàn sẽ bổ sung cho nhiều tỉnh thành mới. Các trục giao thông lớn, sông suối có thể sẽ là những đường phân ranh địa giới hành chính.

Bạn đọc Dung Vu cũng đồng tình quan điểm này, cho rằng mục tiêu lớn nhất của sáp nhập là để phát triển kinh tế đất nước, vì sự phát triển của cả khu vực. Theo nguyên tắc đó, phương án sáp nhập nào có lợi nhất cho đất nước thì nên lựa chọn.

“Nhìn bản đồ thì thấy ý kiến các chuyên gia là đúng, khi mở rộng TP.HCM cần nhập thêm phần đất của Đồng Nai để thuận tiện trong giao thương và có không gian phát triển”, bạn đọc Dung Vu nêu.

Bạn đọc Quốc cũng cho rằng, việc quy hoạch lại địa giới hành chính không dựa vào chủ quan hay tính địa phương mà phải dựa trên tinh thần vì sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy phải căn cứ vào bản đồ để có sự quản lý hành chính phù hợp nhất để sáp nhập.

Còn theo bạn đọc Trần Quốc Nam, nên hợp nhất, sáp nhập toàn bộ hoặc một phần trên cơ sở nghiên cứu khoa học và tính hợp lý.

Việc này để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển, tận dụng thế mạnh của từng vùng, đảm bảo tất cả các vùng trong tỉnh đều phát triển, đồng thời có tính tương hỗ, hỗ trợ qua lại giữa các tỉnh.

“Không nên nhất thiết phải hợp nhất toàn bộ tỉnh với nhau vì sẽ dẫn đến vị trí địa lý của tỉnh có thể bị manh mún, tách rời. Việc này cũng tránh tình trạng một cái cầu, một đường đi mà các tỉnh chậm thống nhất để làm cho nhanh”, bạn Trần Quốc Nam bình luận.

Theo nhiều bạn đọc, đã sáp nhập thì nên thông suốt vị trí địa lý để sau này dễ dàng đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có việc lên tỉnh làm hồ sơ. Nếu đi trong tỉnh mà “quá giang” tỉnh khác rất khó quản lý phương tiện giao thông, hạ tầng chồng chéo, đủ kiểu phức tạp.

Bạn đọc bàn sôi nổi việc đưa Nhơn Trạch, Long Thành về TP.HCM để thuận tiện giao thông - Ảnh 3.Những địa phương nào nên sáp nhập với TP.HCM?

Những tỉnh nào nên sáp nhập với TP.HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, để vừa đảm bảo các tiêu chí theo luật, vừa đủ để mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế từng địa phương?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp