26/09/2017 07:46 GMT+7

'Bạn dám móc điện thoại quay phim CSGT không?'

LÊ VÂN - QUỐC THANH
LÊ VÂN - QUỐC THANH

TTO - Nhiều bạn đọc đã thắc mắc như vậy sau khi nghe trung tá Huỳnh Trung Phong - trưởng Phòng CSGT đường bộ và đường sắt Công an TP.HCM - thông tin: "Mọi người dân đều có quyền giám sát, ghi hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ...".

Luật sư Nguyễn Văn Đức

Và, không ít người tự hỏi: "Bạn dám làm chuyện đó hay không khi bây giờ bên cạnh CSGT còn có người... lạ"?

Đồng tình với nhận định này, bạn đọc Ngọc Tú và  Tư "xe ôm" diễn giải thêm: "Ghi thì được nhưng người "lạ" bắt phải xóa thì làm sao? Ông trung tá nói vậy thôi chớ ai ngon ghi hình thử xem…!".

Ai giám sát và công bố những thông tin được camera ghi lại, hay thời điểm ấy camera bị trục trặc? Dù công nghệ hiện đại đến mấy mà con người không trung thực thì chẳng ý nghĩa gì nhiều"

Trích ý kiến bạn đọc tên Nguyên

Bên cạnh sự lo lắng của một số người, những người khác tỏ ra tự tin hơn. Bạn đọc Nguyễn Tiến Cường quả quyết với sự tiến bộ và công nghệ hiện nay, mọi người đều có thể ghi hình, kể cả ghi âm cảnh sát giao thông. 

Bạn đọc Lê Minh viết người dân tự giác chấp hành luật giao thông, không tạo điều kiện để cảnh sát giao thông tiêu cực. Mỗi người khi bị cảnh sát giao thông gọi hãy móc điện thoại ra quay phim công khai thì bảo đảm họ không dám xử lý sai!  

Bạn đọc Joachim Muhlhiem (Pháp)

Bạn đọc cũng rất sòng phẳng "người dân có quyền quay phim giám sát cảnh sát giao thông đang làm công vụ nhưng cần cấm quay "đểu" và cấm chửi bới lăng mạ cảnh sát" (Phong Vu ) hoặc "phải chịu trách nhiệm khi quay hình không trung thực" (Lehaohung).

Nhà báo Minh Anh

Đóng góp cho việc giám sát cảnh sát giao thông bằng camera từ người dân hoặc cảnh sát giao thông có trang bị camera khi thực hiện nhiệm vụ, bạn đọc Phạm Hoàng Nam Anh cho ý kiến: "Mỗi cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ đều phải có thiết bị ghi âm gắn trên ngực áo."

"Thông qua thiết bị ghi âm này có thể đánh giá được thái độ của người cảnh sát giao thông trong khi làm việc. Việc trang bị thiết bị ghi âm cũng gọn nhẹ và ít tốn kém hơn nhiều so với thiết bị ghi hình" - bạn đọc Phạm Hoàng Nam Anh gợi ý.

Tài xế Lê Việt Hùng

Tuy nhiên, không sợ tốn kém, bạn đọc mycitiinlov456 lại yêu cầu cảnh sát giao thông gắn trên người camera hành trình khi tuần tra/xử phạt và xe môtô của cảnh sát có gắn định vị GPS để giám sát chặt hơn.

Ngoài camera, bạn đọc Nguyễn Thành Nhân cho rằng: "Cũng cần anh Phong (trung tá Huỳnh Trung Phong) giả dạng đi đến mấy điểm mà người dân phản ảnh thì phát hiện hết. Chứ có camera mà lâu lâu nó hỏng cũng như không".

Vẫn còn chung chung

Tuổi Trẻ ngày 23.9 có bài: "Sẽ có camera giám sát CSGT". Sau đó Tuổi Trẻ nhận được 150 ý kiến bạn đọc quan tâm chủ đề này.

Theo đó, 66 ý kiến cho rằng phát biểu của ông trung tá Huỳnh Trung Phong vẫn còn chung chung.

Có 24 ý kiến bạn đọc đồng quan điểm với việc CSGT được giám sát bởi người dân qua camera hoặc được trang bị camera để thực hiện nhiệm vụ. Việc phản đối không giám sát CSGT qua camera chỉ có 4 ý kiến với lý do không tin tưởng, không thuyết phục được bạn đọc về tính trung thực của các bên liên quan.

LÊ VÂN - QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp