08/05/2013 04:30 GMT+7

Bán con: không thể chấp nhận!

N.KHẢI - H.KHOA - N.NGỌC
N.KHẢI - H.KHOA - N.NGỌC

TT - Hầu hết phản hồi bài viết “Công khai mua bán trẻ sơ sinh(Tuổi Trẻ ngày 6-5) đều lên án hành vi ngã giá bán con của những ông bố, bà mẹ. Chúng tôi giới thiệu thêm phân tích của các chuyên gia về hiện tượng này.

wBEpcjZA.jpgPhóng to

Bà Trần Nam Trân (thạc sĩ xã hội học, giảng viên Trường đại học Sài Gòn): Sẽ bị giày vò suốt đời

Công an làm việc với bà mẹ ngã giá bán con

Ngày 7-5, Công an P.Đông Hưng Thuận (Q.12, TP.HCM) cho biết đã mời Trần Thị Thanh Tuyền cùng người nhà của Tuyền lên trụ sở công an phường làm việc. Đồng thời Công an P.Đông Hưng Thuận xác minh thông tin về ông Lê Nguyễn Châu (quê Đồng Nai, đang ở trọ tại P.Đông Hưng Thuận). Tuyền và ông Châu là người ngã giá “bán” con mình 50 triệu đồng.

Theo cơ quan công an, hiện bé trai 4 tuổi (con Tuyền) và bé gái 3 tuổi (con ông Châu) vẫn an toàn. Công an phường sẽ thông tin kết quả buổi làm việc cho Tuổi Trẻ trong thời gian sớm nhất.

N.KHẢI

Tôi cảm thấy thương những đứa trẻ không may mắn sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít hiểu biết nên mang con đi bán như món hàng. Là cha mẹ nói chung, tình thương đối với con là vô bờ bến. Dù có cần tiền đến đâu, cần tiền cho việc gì thì bán con cũng là một hành vi đáng lên án.

Tôi không thể đồng tình với những người mẹ sẵn sàng hi sinh con mình để lấy một số tiền. Đứa con là tương lai của mình, nếu như đem ra để buôn bán thì tương lai của mẹ sẽ là gì? Tiền tiêu rồi cũng sẽ hết nhưng tình cốt nhục thì không thể xóa sạch. Không sớm thì muộn, việc mua bán ấy sẽ khiến người phụ nữ hối hận, tâm can của họ chắc chắn sẽ bị giày vò suốt cuộc đời.

Thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM): Trái đạo lý

Những người cha, người mẹ bán con mình có nhiều nguyên nhân. Vì họ quá nghèo nên bán con, cũng có trường hợp gia đình đông con nên đối với họ những đứa con đó là đứa con thừa, đồng thời cũng có tâm lý mình không thể cho con cuộc sống sung sướng nên bán vào nhà giàu để con có cuộc sống tốt hơn. Họ không biết rằng cha mẹ nuôi có thể có tiền và có tình thương đối với trẻ nhưng không thể cho trẻ tình ruột thịt gắn kết như cha mẹ đẻ.

Cũng có không ít trường hợp trẻ vị thành niên 15-16 tuổi mang thai và sinh con. Khi những người mẹ này chưa đủ khả năng lo cuộc sống của chính bản thân thì việc bán hay cho con cũng thường xảy ra. Đối với hiện tượng này, xã hội chỉ có thể phòng chứ chưa thể chống được. Bên cạnh đó, không ít trường hợp cha mẹ vì ăn chơi vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết nên nhẫn tâm bán con mình.

Nhưng nguyên nhân sâu xa ở đây có thể được hiểu là tình yêu của ông bố, bà mẹ không đủ mạnh để níu giữ con mình lại, mà coi con như món hàng để mang ra giao dịch thỏa thuận giá cả. Người xưa có câu “bán thân nuôi con”, nhưng những trường hợp này thì làm ngược lại “bán con để nuôi thân”. Họ không cần biết tương lai của con sẽ ra sao, cuộc sống của con với người xa lạ sẽ như thế nào... Hành vi này thể hiện sự suy đồi đạo đức trầm trọng.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM): Cần tìm con nuôi hợp pháp

Theo tôi, những người có nhu cầu xin con nuôi nên tìm đến các trại trẻ mồ côi để được hướng dẫn, làm thủ tục nhận con nuôi theo đúng quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 và các nghị định hướng dẫn.

Theo đó, việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Một điểm quan trọng trong quy định về nuôi con nuôi là việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Người đồng ý cho làm con nuôi phải được UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND cấp xã. Và theo quy định tại điều 23 Luật nuôi con nuôi, cứ sáu tháng một lần trong thời hạn ba năm kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

N.KHẢI - H.KHOA - N.NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    C\u00f4ng khai mua b\u00e1n tr\u1ebb s\u01a1 sinh\u201d (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 6-5) \u0111\u1ec1u l\u00ean \u00e1n h\u00e0nh vi ng\u00e3 gi\u00e1 b\u00e1n con c\u1ee7a nh\u1eefng \u00f4ng b\u1ed1, b\u00e0 m\u1eb9. Ch\u00fang t\u00f4i gi\u1edbi thi\u1ec7u th\u00eam ph\u00e2n t\u00edch c\u1ee7a c\u00e1c chuy\u00ean gia v\u1ec1 hi\u1ec7n t\u01b0\u1ee3ng n\u00e0y." />
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp