26/11/2020 12:05 GMT+7

Bạn có yêu phở không?

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Trong cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon", yếu tố đầu tiên mà ban giám khảo chấm chính là tình yêu của người nấu dành cho món phở. Bởi đó chính là chất xúc tác làm nên "vị ngon" đặc trưng của từng tô phở.

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 1.

Các thí sinh trong phần thi Đi tìm người nấu phở ngon 2020 dành cho những người nấu phở không chuyên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ 6h sáng 26-11, hội trường nằm trong tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã rục rịch không khí chuẩn bị của các thí sinh vòng sơ khảo cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon 2020" của bảng B, bảng dành cho những người nấu phở không chuyên sẽ được thi trước. 

12 thí sinh là những bà nội trợ hay những người đang phụ quán nhỏ của gia đình chưa từng nấu phở thật "bài bản" để kinh doanh, nhưng với những người trong gia đình, họ là những đầu bếp cừ khôi, nên được cổ vũ đi thi nấu phở ngon. 

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 2.

Thí sinh Nguyễn Tiến Tình đến từ Nha Trang mới 18 tuổi nhưng Tình cho biết đã ưa thích món phở từ lâu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Không phải bỗng dưng giám khảo Lê Tân, tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đều bắt đầu phần chấm thi với các thí sinh bằng câu hỏi "Bạn có yêu phở không? Bạn có thường xuyên ăn phở không"?... Với những thí sinh bảng này, yếu tố thuyết phục ban giám khảo trước tiên phải là: Yêu phở. 

Phần thi bảng không chuyên nên các thí sinh đều tâm sự "run, hồi hộp" khi "đối mặt" với ban giám khảo. 

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 3.

Ban giám khảo vòng sơ khảo "Đi tìm người nấu phở ngon" 2020 khu vực phía Nam - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh Lê Thị Lanh đã bày tỏ sự tiếc nuối khi do run quá mà quên pha loãng phần nước dùng, do đó ban giám khảo nhận xét nước dùng hơi đậm. Có thí sinh còn nhầm vá để trần thịt bò tái hay cách trụng bánh phở chưa đúng cách. Một số thí sinh kỹ thuật thái thịt chưa tốt, phần thịt còn dày, chưa bảo quản đúng thịt bò tái... 

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 4.

Thí sinh Nguyễn Thị Trúc Linh cho biết đã ăn 15 quán phở khác nhau ở Mỹ nhưng vẫn chưa tìm được hương vị tinh tế, điều đó thôi thúc chị tìm hiểu để nấu phở theo cách riêng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tuy vậy, vẫn có những thí sinh "đầu bếp gia đình" khiến ban giám khảo bất ngờ vì mức độ chỉn chu của phần thi, từ nước dùng ngọt thanh đến cả kỹ thuật chuẩn bị từng bát phở rất đúng "chuẩn". Ban giám khảo đánh giá cao tính sáng tạo trong cách chuẩn bị nước dùng, trình bày đẹp, có sự đầu tư kỹ lưỡng.

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 5.

Các thí sinh trình bày kỹ thuật trụng phở, thái thịt, chuẩn bị tô phở nóng hổi để thuyết phục ban giám khảo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh Nguyễn Thị Trúc Linh chia sẻ để có nồi nước dùng ưng ý, chị đã đặt mua sá sùng tận Quảng Ninh, hay rau quế Hà Nội được chị cất công lùng mua từ nhiều ngày trước, ngay cả tô trình bày cũng được chị đem từ nhà lên.

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 6.

Ban giám khảo cho biết các thí sinh ở bảng không chuyên nhưng lại có sự đầu tư rất kỹ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhỏ tuổi nhất trong các thí sinh nằm ở bảng B là Nguyễn Tiến Tình đến từ Nha Trang. Dù mới 18 tuổi nhưng Tình cho biết đã ưa thích món phở từ lâu, thích đến nỗi "mỗi tháng không đếm nổi đã ăn bao nhiêu tô". 

Đang học nấu ăn món Việt, Tình chọn phở để đi thi để vừa học hỏi vừa trao đổi thêm kinh nghiệm với những thí sinh khác. Ban giám khảo đánh giá cao kỹ năng múc nước phở, thái thịt và trụng sợi phở của thí sinh này.

Theo nghệ nhân nhân gian Phạm Thị Ánh Tuyết, thành viên ban giám khảo, các thí sinh, bà nội trợ đã làm ban giám khảo bất ngờ, trước tiên là ở tình yêu họ dành cho món phở, và tinh thần học hỏi đem đến cuộc thi. Theo bà Tuyết, cái khó nhất để nấu món phở là làm sao dậy được "vị phở", đó là kỹ thuật cân đối các nguyên liệu hồi, đinh hương, thảo quả.... khi bắt đầu nấu nước dùng phở.

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 7.

Thí sinh Nguyễn Thị Thập, người đang là chủ quán món bún cá miền Trung nhưng lại có tình yêu đặc biệt với món phở - Ảnh: DUYÊN PHAN

Riêng tại cuộc thi đặc biệt như "Đi tìm người nấu phở ngon" 2020, với ban giám khảo, phở ngon còn là tô phở mang những thăng trầm và vốn sống của người nấu. 

Như chia sẻ của thí sinh Đỗ Biên, người đang làm việc tại một cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở TP.HCM, mỗi tuần anh nấu phở khoảng 2 lần: dịp cuối tuần cho gia đình nhỏ và một ngày trong tuần cho các em nhỏ ở trường. Và thích nhất là ai cũng khen ngon. 

Bạn có yêu phở không? - Ảnh 8.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, cái khó nhất để nấu món phở là làm sao dậy được "vị phở", đó là kỹ thuật cân đối các nguyên liệu hồi, đinh hương, thảo quả.... khi bắt đầu nấu nước dùng phở. - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Món phở còn mang nhiều ký ức tuổi thơ, khi tôi phụ gia đình mang rượu lên chợ huyện bán hồi còn nhỏ. Được bà chủ quán phở cho ăn mà thỏa mãn vô cùng, dù lúc đó chẳng biết thế nào là tô phở ngon, chỉ biết được ăn phở hẳn đó là ngày rất đặc biệt", anh Biên chia sẻ. 

Sau phần thi của bảng B, các thí sinh của bảng A, bảng dành cho người nấu phở chuyên nghiệp, bước vào phần tranh tài. 

Thư từ Michigan: Mùa COVID-19, nấu tô phở hoài hương da diết nhớ quê Thư từ Michigan: Mùa COVID-19, nấu tô phở hoài hương da diết nhớ quê

TTO - Vừa cầm cái nĩa nhỏ xinh ghim vào viên bò, chấm chút tương, Trân vừa nghe chàng ba hoa đủ chuyện, vừa lơ đãng nhìn dòng xe trên đường, chỉ chờ lúc chàng ngưng nói để... đòi về. Cuộc tình phở bò viên ấy chưa kịp ra nụ đã tàn.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp