06/03/2013 08:00 GMT+7

Bàn cách "cứu" trường tư

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TT - Sáng 5-3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã chủ trì cuộc họp kín giữa Bộ GD-ĐT với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (VIPUA) theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sau khi VIPUA có kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng.

TNl4oVij.jpgPhóng to
Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vẫn phải học tại các cơ sở thuê mướn. Trong ảnh: cơ sở 1 trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Tân Bình, TP.HCM) trường đang thuê làm trụ sở chính - Ảnh: Như Hùng
AyMi2TH7.jpgPhóng to
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga - Ảnh: Ng.Khánh

Ngay chiều cùng ngày, bộ đã tổ chức họp báo để thông tin những nội dung được cho là quan trọng, “khẩn cấp” đối với hệ thống hơn 80 trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện có.

Thông báo về cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định nội dung buổi làm việc chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính mà VIPUA quan tâm: đó là Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ thế nào để các trường tuyển được sinh viên và những cơ chế, chính sách giúp các trường phát triển, tháo gỡ khó khăn trường diễn về đất đai, về thuế mà bao lâu nay các trường phải gánh chịu.

Chưa thôi “ba chung” vì sợ xã hội nghi ngờ chất lượng

“Năm 2012 là năm khó khăn với nhiều trường khi việc tuyển sinh chỉ đạt mức rất thấp, nhiều trường có nguy cơ dừng hoạt động. Nhiều ý kiến từ hiệp hội cho rằng nên nhập kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH làm một vì hai kỳ thi cách nhau chỉ một tháng. Rồi cơ chế điểm sàn không phù hợp nên tính điểm sàn khác nhau và đề nghị bộ nên giao các trường ngoài công lập xác lập phương án tuyển sinh riêng... Tất cả kiến nghị này đều được bộ trao đổi lại rất thẳng thắn” - ông Ga mở đầu cuộc họp báo.

Theo ông Ga, lý do để bộ chưa đồng ý ngay việc mở cửa tất cả các trường tự tuyển sinh riêng là vì nghĩ lâu dài cho các trường. “Bộ mới chỉ áp dụng việc tuyển sinh riêng cho mười trường văn hóa - nghệ thuật mà đã không ít ý kiến từ dư luận cho rằng việc xét tuyển môn văn khi thi ngành năng khiếu sẽ làm giảm chất lượng. Nay nếu để các trường tuyển sinh riêng với phương án xét tuyển đồng thời nhiều môn, không qua thi tuyển như cách truyền thống, liệu rằng có ngăn được sự nghi ngại của xã hội?” - ông Ga đặt vấn đề.

Theo Thứ trưởng Ga, việc xét tuyển hay làm cách nào đó để lập tức các trường có nguồn tuyển dồi dào là phương án mà bản thân hiệp hội cũng cần cân nhắc, vì dễ dãi một năm có thể để lại hậu quả lâu dài khi xã hội không chấp nhận, điều kiện xin việc sẽ nhiều khó khăn hơn.

“Sau năm 2015, khi chất lượng giáo dục phổ thông tốt hơn, kỳ thi tốt nghiệp THPT được bảo đảm hơn, cùng với việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới thì có thể bộ sẽ cho phép một số trường áp dụng việc xét tuyển vào ĐH. Với đổi mới này, các trường tốp trên có thể sẽ thi tổ hợp nhiều môn” - ông Ga nói.

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của VIPUA khẳng định hiệp hội không đề xuất việc áp dụng nhiều mức điểm sàn như Bộ GD-ĐT thông tin. “Hiệp hội chỉ đề nghị bỏ luôn điểm sàn vì nó tồn tại một cách vô lý. Điểm sàn chỉ nên áp dụng với kỳ thi tốt nghiệp để xác định ai không đạt sẽ bị rớt. Với kỳ thi ĐH mang tính thi tuyển thì bản thân đề thi mang tính sàng lọc và các trường phải được quyền tuyển từ trên xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu theo đúng năng lực đào tạo đã xác định” - vị lãnh đạo này cho biết.

Có thể giảm bớt các trường ĐH, CĐ?

Ông Bùi Văn Ga cho biết hiệp hội đề nghị bộ thông tin quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2020. “Hiệp hội cho rằng quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ trước đây của bộ nói rõ sẽ nâng lên mức 450 sinh viên/vạn dân đến năm 2020, nhưng quy hoạch mới lại không nói đến con số này. Hiệp hội cũng ý kiến có thể sẽ sáp nhập một số trường lại với nhau để tăng sức mạnh và uy tín, sự ảnh hưởng. Theo cách này, việc mở trường mới bị hạn chế - chủ yếu chỉ mở ở ba vùng Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ, không mở ở thành phố lớn - và nhiều trường nhập lại với nhau thì số trường có khi còn giảm so với trước đây” - ông Ga nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Trường Tùng - hiệu trưởng Trường ĐH FPT, chủ nhân của đề xuất sáp nhập các trường chưa đủ năng lực thật sự - chia sẻ: “Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định ngay tại cuộc họp là quy hoạch không nói đến số lượng sinh viên/vạn dân nữa vì chủ trương không nói đến quy mô, đào tạo ĐH sẽ đi vào chất lượng. Song việc sáp nhập như tôi nói không phải nhắm đến riêng các trường ngoài công lập mà là phương án dành cho cả hệ thống trường công, trường tư. Không chỉ ồ ạt mở trường ngoài công lập, những năm qua, việc nâng cấp trường trung cấp lên CĐ, CĐ lên ĐH cũng ở mức quá đà khiến những trường này không đủ nội lực để phát triển lâu dài. Trong bối cảnh đó, nên quy định mức vốn tối thiểu cho từng loại hình trường, như ĐH có vốn ít nhất 500 tỉ đồng, CĐ 300 tỉ, trung cấp 100 tỉ. Không bảo đảm những yêu cầu này, trường phải sáp nhập, hoặc giải thể. Bài toán sẽ được giải đến năm 2015 còn không quá 250 trường ĐH, CĐ dồn sức cho chất lượng đào tạo nhân lực xứng tầm” - ông Tùng khẳng định.

Sẽ điều chỉnh mức thuế xuống 10%

VIPUA đã nhiều lần kiến nghị việc các trường bị áp dụng mức thuế vô lý lên đến 25% chỉ vì không đủ tiêu chuẩn về diện tích - mà chính bản thân các trường công vốn có lịch sử lâu đời cũng không thể bảo đảm. Ông Bùi Văn Ga cho biết trước khi làm việc với hiệp hội, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Tài chính, đề xuất áp mức thuế ưu đãi với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập. “Đúng là yêu cầu phải đạt 55m2/sinh viên là quá sức, không trường nào đáp ứng được. Bộ đã đề xuất để các trường ngoài công lập đã được phép thành lập, đủ điều kiện tuyển sinh đào tạo và đi vào hoạt động sẽ được hưởng luôn mức thuế ưu đãi 10%” - ông Ga khẳng định.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau buổi làm việc giữa Bộ GD-ĐT và VIPUA, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng cả những điểm thống nhất và chưa thống nhất giữa hai bên. VIPUA cho biết với những điểm còn chưa thống nhất, VIPUA sẽ gửi kèm giải trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Không hậu kiểm trường mới lập

Theo TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, một bất cập từ cơ quan quản lý trong quy trình thành lập trường là không có quy định tổ chức hậu kiểm đối với các cơ sở giáo dục ĐH mới thành lập. Do đó nhiều trường vừa mới thành lập, chưa có đất đai, địa điểm, chưa xây dựng cơ sở vật chất và tuyển giảng viên mà đã được cấp chỉ tiêu tuyển sinh và mã ngành đào tạo. Ngoài ra, việc mở các ngành đào tạo ở nhiều trường vẫn còn chưa gắn với điều kiện về chương trình, đội ngũ và cơ sở vật chất để bảo đảm chất lượng, chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Trường ĐHDL Đông Đô có 50 giảng viên cơ hữu nhưng được mở 15 ngành. Ngoài ra, có những trường mở ồ ạt ngành học, trong đó cả những ngành không thật phù hợp với trình độ đại học (như võ thuật, spa...).

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp