30/09/2022 13:17 GMT+7

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Tuần lễ thiết kế Singapore năm 2022 tập trung vào các thiết kế sáng tạo về việc tái chế, tái sử dụng rác thải hoặc những vật liệu bỏ đi, trong đó có loa phân bò, đồ nội thất bằng nhựa phế liệu, thảm lông chó...

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 1.

Đèn tuýp từ các ống nước trong máy giặt của nhà thiết kế người Singapore David Lee - Ảnh: CNN

Trong suốt chương trình kéo dài 10 ngày, vừa kết thúc cuối tuần qua, các nhà thiết kế Singapore và quốc tế, trong đó có Việt Nam, đã trưng bày các sản phẩm được tái chế từ rác thải với mục tiêu làm giảm nhẹ các mối đe dọa của rác thải đối với môi trường.

Dưới đây là bảy thiết kế ấn tượng trong chương trình Tuần lễ thiết kế Singapore năm 2022, theo Đài CNN ngày 30-9.

Phụ kiện từ phân bò

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 2.

Loa được chế tạo từ phân bò của nhà thiết kế người Indonesia Adhi Nugraha - Ảnh: CNN

Phân bò là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và thải ra các khí như metan và amoniac. Với hy vọng giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động nông nghiệp ở tỉnh Tây Java, Indonesia, nhà thiết kế Adhi Nugraha đã phát triển phương pháp tái chế chất thải thành thiết bị gia dụng.

Nhóm của ông Nugraha, thuộc Viện Công nghệ Bandung, làm sạch phân bằng nước, từ đó loại bỏ mùi hôi. Sau đó, phân được kết hợp với nhựa phế liệu và keo dán gỗ trong khuôn trước khi được sấy khô cho đến cứng.

Dự án của ông Nugraha đã chế tạo ra đèn, ghế đẩu và loa. Quá trình sản xuất đơn giản, ít tiêu tốn năng lượng có nghĩa là người dân trong khu vực có thể tham gia sản xuất và tạo ra thu nhập từ các mặt hàng này.

Đèn tuýp (tube) máy giặt

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 3.

Đèn tuýp từ các ống nước trong máy giặt của nhà thiết kế người Singapore David Lee - Ảnh: CNN

Nhà thiết kế người Singapore David Lee biến các ống dẫn nước của máy giặt thành đèn trần, đèn bàn và đèn sàn bằng cách lắp các dải đèn LED trước khi uốn các ống thành những hình dạng độc đáo.

Đồ nội thất bằng nhựa phế liệu

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 4.

Đồ nội thất của khách sạn Potato Head (Indonesia) được làm từ rác thải nhựa thu thập từ đại dương - Ảnh: CNN

Chủ sở hữu khách sạn nổi tiếng Potato Head trên đảo Bali, Indonesia đã bắt tay vào nhiệm vụ "không chất thải" kéo dài 6 năm. Làm việc với nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế khác nhau, bao gồm Công ty kiến trúc Hà Lan OMA, Potato Head đã đồng phát triển các quy trình và sản phẩm giúp giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động của khách sạn.

Các sản phẩm được Potato Head trưng bày trong Tuần lễ thiết kế Singapore năm 2022 có những món đồ nội thất làm từ vật liệu dạt vào biển, trong đó có ô che nắng làm từ vỏ cây cọ, ghế làm từ rác thải nhựa.

Thảm lông chó

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 5.

Nhà thiết kế Singapore Cynthia Chan chế tạo thảm lông chó để thay thế các sản phẩm độc hại làm từ sợi tổng hợp - Ảnh: CNN

Nhà thiết kế Singapore Cynthia Chan cho biết trung bình, các dịch vụ tỉa lông chó ở đảo quốc này cắt đi gần 1kg lông mỗi ngày. Thay vì bỏ đi, nhóm của cô Chan đã sử dụng công nghệ để nén, đan, bện chúng thành những tấm thảm dùng trong gia đình.

Lông chó không phải là chất gây ô nhiễm đáng kể, song các sản phẩm của cô có thể là một giải pháp thay thế bền vững và không gây độc hại cho các loại thảm làm từ sợi tổng hợp.

Mùn cưa dẻo

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 6.

Nhà thiết kế người Indonesia Denny R. Priyatna đã tạo ra vật liệu giống giấy bằng cách trộn mùn cưa với keo - Ảnh: CNN

Nhà thiết kế người Indonesia Denny R. Priyatna đã trưng bày bộ bàn ghế được làm từ kỹ thuật dệt và chạm khắc truyền thống, song điều ấn tượng là chất liệu của chúng là mùn cưa dẻo. Ông Priyatna đã trộn mùn cưa với một lượng nhỏ keo để tạo ra một loại vật liệu giống giấy, song dẻo hơn và gọi nó là mùn cưa dẻo.

Sau đó, ông xếp các tấm mùn cưa dẻo theo các độ dày khác nhau hoặc kết hợp với các tấm da vụn từ xưởng của ông để sản xuất bàn, ghế, ống đựng bút, lọ hoa và các hộp đựng đồ khác.

Bàn cà phê từ giấy vụn

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 7.

Nhà thiết kế người Việt Nam Phuong Dao đã biến những thứ quanh cô như giấy báo vụn, bìa cứng và bã cà phê thành bàn ghế - Ảnh: CNN

Nhiều ngày ở nhà vì đại dịch, nhà thiết kế người Việt Nam Phuong Dao đã biến những thứ quanh cô như giấy báo vụn, bìa cứng và bã cà phê thành bàn ghế. Khi nén và kết hợp với chất kết dính, những vật liệu thường bị bỏ đi này có thể sử dụng để làm đồ nội thất chắc chắn.

Đến với Tuần lễ thiết kế Singapore năm 2022, nhà thiết kế Phuong Dao đã trưng bày bộ bàn ghế thấp với tên gọi là "Cà ràng", một loại bếp của cư dân Nam Bộ. 

Nhà thiết kế giải thích cà ràng là nơi để gia đình quây quần, chia sẻ những câu chuyện và sưởi ấm bên bếp lửa. Ngày nay, các gia đình thường quây quần trong phòng khách, do đó cô tạo ra bộ bàn ghế Cà ràng để truyền tải tinh thần đó vào phòng khách.

Quạt từ vật liệu thải ra của nhà máy

Bàn cà phê từ giấy vụn ở Việt Nam, loa phân bò nằm trong 7 thiết kế ấn tượng từ rác thải - Ảnh 8.

Nhà thiết kế người Philippines Joseph Rastrullo làm quạt từ dây kim loại - Ảnh: CNN

Nhà thiết kế người Philippines Joseph Rastrullo nói trong suốt đại dịch, nhiều người bạn của ông làm trong các cơ sở công nghiệp khác nhau đã hỏi ông có thể làm gì với các vật liệu bị họ bỏ đi hay không.

Ông Rastrullo đã yêu cầu họ đưa cho ông bất cứ thứ gì họ không xài nữa. Kết quả là ông đã tạo ra một loạt thiết kế cao cấp mang nét riêng, trong đó có tủ đựng đồ uống trang nhã và một chiếc quạt điện hình học làm từ dây kim loại.

Ông mất đến ba tuần để làm thủ công chiếc quạt điện, nhưng hiện ông đang tìm cách để sản xuất hàng loạt sản phẩm này.

Ngôi trường bằng nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam Ngôi trường bằng nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam

TTO - Điểm trường mầm non thôn Ngải Phóng Chồ (Lào Cai) được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tái chế đã chính thức đi vào hoạt động.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp