07/04/2021 10:35 GMT+7

Bài toán phát triển nhân lực kỹ sư công nghệ

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - Hội thảo 'Bài toán phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn' vừa diễn ra tại TP.HCM xác định vi mạch bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, đóng vai trò cốt lõi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bài toán phát triển nhân lực kỹ sư công nghệ - Ảnh 1.

Anh Mike Nguyễn chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Theo báo cáo của anh Nguyễn Duy Mạnh Thi - giám đốc Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Hàn Quốc - Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực kỹ thuật trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua với 54% công ty báo cáo tình trạng thiếu kỹ năng ở 36 trong số 44 quốc gia vào năm 2019. 

Trước nhu cầu tuyển dụng cao thế nhưng cơn "khát" nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang nổi lên như một yếu tố rủi ro hàng đầu mà các tổ chức trên toàn thế giới phải đối mặt (theo một cuộc khảo sát mới của Gartner, trong quý 4-2018).

"Việc đầu tiên của một doanh nghiệp (DN) công nghệ muốn mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy ở VN chính là đi tìm người, phải nâng lương rất cao để thu hút nhân lực nhưng rất khó và có thể nói là không có" - anh Paul Dao, giám đốc Công ty HTGSOFT, DN kinh doanh phần mềm, chia sẻ về tình trạng thiếu hụt kỹ sư công nghệ tại VN.

Hội thảo xác định nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực cho ngành này là do tỉ lệ đăng ký vào giáo dục STEM giảm trong khi nhu cầu về kỹ sư công nghệ kỹ thuật cao (AI) tăng nhanh. 

Cạnh đó, việc thiếu nhận thức về ngành công nghiệp vi mạch và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hằng ngày cũng là một lý do khiến nhân lực ngành luôn thiếu.

Đặc biệt là không chỉ DN mà bản thân những người làm giáo dục tham gia hội thảo cũng xác định tình trạng sinh viên các trường ĐH hàng đầu tại VN sau khi tốt nghiệp nhưng vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ phía DN. 

"Mỗi sinh viên đã tốt nghiệp nhận vào thì phải mất 6-12 tháng để đào tạo thêm. Chưa kể đến tiền của, thế nhưng có thể đào tạo xong, được các công ty nước ngoài khác chào mời bằng các phúc lợi tốt hơn thì họ sẵn sàng ra đi" - anh Paul Dao chia sẻ.

TS Nguyễn Minh Sơn, trưởng khoa kỹ thuật máy tính (ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM), cho rằng phát triển nhân tài sớm là chìa khóa để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực. 

"Tuy nhiên để đạt được điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào những hỗ trợ từ DN, như tăng cường quan hệ đối tác và nỗ lực nghiên cứu với các trường để xây dựng chương trình đào tạo cũng như thiết lập các cơ sở thực tập, hợp tác" - TS Nguyễn Minh Sơn nói.

Anh Mike Nguyễn, giám đốc chương trình chiến lược Công ty TNHH Intel Products VN, thừa nhận đây cũng là một phần trách nhiệm của chính những công ty, DN đang kinh doanh lĩnh vực này. 

"Rất cần cái bắt tay giữa các nhà đào tạo tại TP.HCM và DN cùng lĩnh vực để lên phương án, kế hoạch cụ thể nhằm "vừa kéo vừa đẩy", giải quyết triệt để bài toán khó này" - anh Mike Nguyễn nói.

Hội thảo do Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM chỉ đạo, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao phối hợp cùng một số đơn vị khác tổ chức. 

Tại hội thảo, Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn Việt Nam - Hàn Quốc cũng ra mắt với việc triển khai đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật thiết kế vi mạch, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo kế hoạch trong năm 2021, trung tâm sẽ đào tạo được 100 học viên ở lĩnh vực này.

Giấc mơ làm kỹ sư công nghệ của chàng trai viết chữ bằng chân Giấc mơ làm kỹ sư công nghệ của chàng trai viết chữ bằng chân

TTO - Đôi tay không thể tạo thành con chữ thì đôi chân làm thay điều ấy. Cuộc sống thật diệu kỳ qua câu chuyện của chàng trai Nguyễn Tấn Sang (lớp 8C Trường THCS Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi).

CÔNG TRIỆU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp