24/10/2016 10:06 GMT+7

Bài học “tụt lưỡi khi bất tỉnh” từ Aurier

BS NGUYễN QUANG HUY, (Trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện 115)
BS NGUYễN QUANG HUY, (Trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện 115)

TT - Cách đây không lâu, hậu vệ người Bờ Biển Ngà Serge Aurier đã nhận được lời cảm ơn hết mực từ ban lãnh đạo tuyển Mali vì một hành động giúp đỡ đồng nghiệp trong trận đấu giữa hai đội ở vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Phi.

Aurier sơ cứu cho Doumbia khi anh này bị tụt lưỡi trong lúc bất tỉnh. Ảnh: Twitter
Aurier sơ cứu cho Doumbia khi anh này bị tụt lưỡi trong lúc bất tỉnh. Ảnh: Twitter

Cụ thể, tiền vệ Moussa Doumbia của Mali bị bất tỉnh sau một pha va chạm cực nặng. Trong lúc chờ cấp cứu, Serge Aurier nhận thấy Doumbia có dấu hiệu tụt lưỡi và hậu vệ người Bờ Biển Ngà đã ra tay kịp thời, kéo lại phần lưỡi cho người đồng nghiệp. Hành động này của Aurier sau đó được HLV Alain Giresse ca ngợi là đã cứu sống Doumbia.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Huy - trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện 115, ông Giresse không hề quá lời khi ca ngợi Aurier bởi tình huống của Doumbia thật sự rất nguy hiểm và sự can thiệp kịp thời từ Aurier đã cứu mạng đồng nghiệp. Bác sĩ Nguyễn Quang Huy cho biết: “Ngạt là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, vì khi bị ngạt thì các tổ chức tế bào không được cấp đủ oxy. Với một nạn nhân đang bị bất tỉnh, việc đường thở bị tắc nghẽn có thể là do bị tụt lưỡi đến từ chấn thương vùng hàm mặt.

Việc tụt lưỡi xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân bị phù nề sàn miệng (hay gặp trong vết thương sàn miệng) hoặc gãy cành ngang hai bên, hoặc vỡ nát vùng cằm và cành ngang. Khi gặp phải trường hợp này, chúng ta cần phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách thức sau:

- Kéo và cố định lưỡi ra phía trước (khâu một đầu chỉ vào đầu lưỡi, một đầu buộc vào khuy áo bệnh nhân).

- Băng vòng cằm đầu đề cố định xương gãy.

- Trường hợp tổn thương rách nát phần mềm sàn miệng và lưỡi nhiều gây phù nề sàn miệng và gốc lưỡi thì phải đặt nội khí quản sớm hoặc mở khí quản (phù nề từ từ).

Ngoài chuyện bị tụt lưỡi, người đang bất tỉnh còn có thể bị ngạt thở do thức ăn, chất nôn hoặc dị vật khác lọt vào đường thở, hoặc do sự sưng nề các tổ chức ở hầu họng vì bị nhiễm khuẩn, bỏng, dị ứng, nhiễm độc”.

BS NGUYễN QUANG HUY, (Trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện 115)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp