05/01/2015 08:27 GMT+7

​Bài học từ vụ giẫm đạp ở Thượng Hải

HẢI MINH
HẢI MINH

TT - Giới chuyên gia nhận định vụ giẫm đạp kinh hoàng đêm giao thừa ở Thượng Hải cho thấy chính phủ các nước cần áp dụng biện pháp kiểm soát đám đông hiệu quả những dịp lễ hội.

Một gia đình khóc người thân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp đêm giao thừa ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters
Một gia đình khóc người thân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp đêm giao thừa ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters

Các nhà toán học, chuyên gia vật lý hay kỹ sư máy tính đều có thể tiên đoán hành vi của đám đông.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khẳng định “kiểm soát thông minh” là chiến lược hiệu quả nhất để ngăn chặn các thảm họa giẫm đạp như vụ ở Thượng Hải. Hiện nhà chức trách Trung Quốc vẫn đang điều tra nguyên nhân thảm họa giẫm đạp.

Tuy nhiên, giới truyền thông nước này dẫn lời một số cảnh sát xác nhận chính quyền địa phương đã không triển khai đủ cảnh sát để đảm bảo an toàn.

Theo Nhật Báo Thượng Hải, trong đêm giao thừa 2014 chính quyền Thượng Hải huy động tới 6.000 cảnh sát để đảm bảo an toàn ở khu vực bến Thượng Hải, nơi 300.000 người tập trung đón năm mới.

Tuy nhiên, trong đêm giao thừa chỉ 700 cảnh sát có mặt. Khi đám đông trở nên dày đặc, nhà chức trách mới triển khai thêm 500 cảnh sát đến khu vực này. Nhưng tất cả đã quá muộn.

Báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Canada Van Troi Tran nhận định người Trung Quốc thường có tâm lý dễ dãi với việc chen chúc trong các đám đông và “tự cai quản” thay vì chờ nhà chức trách hướng dẫn.

Ông Tran cho biết triển lãm World Expo ở Thượng Hải năm 2010 thu hút tới 73 triệu du khách trong sáu tháng liên tiếp, nhưng các đám đông luôn an toàn.

“Điều đáng chú ý nhất ở World Expo Thượng Hải là sự trầm tĩnh của các đám đông. Họ không hoảng loạn khi quá nhiều người bị lèn vào một khoảng không gian hẹp” - ông Tran đánh giá.

Nhưng không giống khu triển lãm hay sân vận động, các sự kiện công cộng diễn ra trên đường phố như lễ mừng năm mới khó kiểm soát hơn nhiều.

Chuyên gia Tran khẳng định đường phố không phải là không gian lý tưởng để tập trung đông người trong các sự kiện lớn, để cho phép dòng người di chuyển linh hoạt. Do đó các sự kiện ngoài trời rất cần sự giám sát của lực lượng cảnh sát đông đảo.

Ngược lại, cảnh sát Thượng Hải đã không có sự chuẩn bị đầy đủ và lúng túng, bị động.

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc dẫn lời sĩ quan Cai Lixin thuộc lực lượng cảnh sát Thượng Hải cho biết nhà chức trách phải mất 5-8 phút để bắt đầu các hoạt động cứu hộ sau khi nhận ra thảm họa đã xảy đến.

Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời thẩm phán Kemal Bokhary, người giám sát cuộc điều tra vụ giẫm đạp ở khu Lan Quế Phường tại Hong Kong năm 1993 khiến 21 người chết, cho rằng với các sự kiện lớn ngoài trời, cảnh sát luôn phải đảm bảo rằng bản thân họ có thể dễ dàng di chuyển trong đám đông.

Chuyên gia Chen Tao thuộc Viện nghiên cứu an toàn công cộng ĐH Thanh Hoa cho biết có một số giải pháp để kiểm soát đám đông hiệu quả, đó là chia nhỏ đám đông và tạo ra các vùng đệm.

Đây là cách nhà chức trách sử dụng để kiểm soát đám đông tại World Expo Thượng Hải. Nhưng chính quyền Thượng Hải đã không sử dụng các biện pháp có sẵn này trong đêm giao thừa khiến thảm họa xảy ra.

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp