10/01/2023 10:59 GMT+7

Bài học rút ra từ cây cọc bê tông

Hằng ngày vẫn có hàng ngàn cọc bê tông ly tâm lớn nhỏ được ép và đóng xuống mặt đất. Những cọc này dễ trở thành cái bẫy nguy hiểm cho bất cứ ai đến gần.

Bài học rút ra từ cây cọc bê tông - Ảnh 1.

Sau khi có phản ánh của báo Tuổi Trẻ, lực lượng chức năng đã lấp 33 hố trụ bê tông trên hai bên trục đường Nguyễn Phước Lan (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bạn đọc Tuổi Trẻ đã góp ý kiến cần có quy chuẩn mới về công trình cọc có bê tông sau vụ bé trai ở Đồng Tháp rơi xuống lòng cọc bê tông sâu 35m.

Cần có quy chuẩn mới

Tôi muốn gửi lời góp ý với mong muốn con người tránh được tai nạn tương tự trong tương lai. Mong có quy định bổ sung chi tiết vào tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất cọc bê tông.

Hằng ngày vẫn có hàng ngàn cọc bê tông ly tâm lớn nhỏ được ép và đóng xuống mặt đất. Đây là những cái "bẫy" cho những người đến gần (trẻ con và cả người lớn trực tiếp thi công trên công trường).

Mặc dù biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động có sử dụng như dùng bao cát đặt lên miệng cọc đối với cọc đường kính nhỏ hơn 400mm, dùng tấm thép 2mm để đậy miệng cọc đối với cọc lớn đường kính 600mm, 800mm... Nhưng thực tế công tác thực hiện và giám sát nhiều công trình chỉ đạt 80%.

Vì sao? Máy thi công chạy trên công trường rất nhiều (máy ép cọc, máy cẩu, máy đào đất) làm rơi bao cát, tấm thép khỏi vị trí miệng cọc, hoặc làm dịch chuyển. Có những công trình ép cọc xong chưa đổ móng liền, hoặc công trình ngưng vài năm bao cát rách chảy hết cát, tấm thép bị lấy cắp tạo ra những cái hố sâu chết người.

Mỗi tai nạn xảy ra tốn rất nhiều công sức, nước mắt và chi phí, và hệ lụy làm chậm tiến độ công trình, tái lập mặt bằng, đưa thiết bị đến ép bù, gia cố cọc đã nhổ lên... Ở độ sâu 30m khó khăn gấp trăm lần so với khi ép một cây cọc xuống, đặc biệt cọc nối nhiều đoạn. Việt Nam và thế giới vẫn chưa có biện pháp nhổ cọc tối ưu vì đóng thì dễ, nhổ quá khó.

Cần có quy định tiêu chuẩn mới bắt buộc bổ sung thanh thép vào miệng cọc. Thanh thép phi 6 được hàn ngay từ khi sản xuất hoặc thiết kế cải tiến khác tối ưu hơn được sử dụng để ngăn chặn các tai nạn.

Bạn đọc HÀ XUÂN MỸ, kỹ sư xây dựng

Bài học rút ra từ cây cọc bê tông - Ảnh 2.

Một hố trụ bê tông lộ thiên trước khi lấp tại khu đất trên trục đường Nguyễn Phước Lan (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đừng lơ là an toàn của trẻ

Hai tuần trước, một bé gái 5 tuổi bị rơi xuống hố cọc bê tông sâu 15m tại công trường đang thi công ở Đồng Nai đã may mắn được cứu khỏi hố sâu. Ngày 4-1, bé gái 3 tuổi ở huyện Tân Yên, Bắc Giang bị rơi xuống ống cống không được đậy nắp trước cửa nhà. Em được cứu sống khi dòng nước chảy xiết nên bé bị cuốn trôi khoảng 10m trong ít phút.

Có không ít chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức về an toàn khu vực thi công.

Quan trọng hơn là ngăn những tai nạn tương tự, không chỉ nguy hiểm cho trẻ mà cả công nhân cũng có thể vướng vào tai nạn thương tâm như vậy. Phụ huynh cần nhắc nhở con cái về những nguy hiểm có thể xảy đến khi đến chơi ở các công trình như: té vào hố ngập nước, tường vách, giàn giáo có thể sập đè, máy cắt máy trộn cũng rất nguy hiểm.

Bạn đọc CHUNG THANH HUY

Những người có trách nhiệm liên đới trong vụ này sẽ rất giày vò, cắn rứt lương tâm. Đã là quá đủ để có những bài học cần thiết. Cần có ý thức phòng tránh nguy hiểm, đừng đơn giản kiểu ai vào chỗ này làm gì! Trong mọi việc, phải đặt an toàn tính mạng con người lên trên hết.

Bạn đọc Lê Văn Cải

Vì sao chưa rút cọc bê tông ngay để đưa thi thể cháu bé lên?Vì sao chưa rút cọc bê tông ngay để đưa thi thể cháu bé lên?

Sáng 5-1, bước sang ngày thứ 6 kể từ lúc bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) gặp nạn, công tác cứu hộ cháu bé vẫn đang được triển khai.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp