Bài học đắt giá từ Quang Linh Vlogs

Đã từng có một thời, khi nhắc đến Quang Linh Vlogs, người ta nghĩ ngay đến một hình tượng đẹp đẽ của người trẻ Việt - giản dị, nhân ái và đầy nghị lực nơi đất khách.

Quang Linh Vlogs - Ảnh 1.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục - Ảnh: CACC

Từng đoạn video quay ở Angola không chỉ thu hút hàng triệu lượt xem, mà còn khơi dậy sự tự hào và xúc động.

Đó là một người Việt Nam nghèo khó mang cả trái tim đến một vùng đất nghèo khó hơn, để lan tỏa sự tử tế, san sẻ bữa cơm, giếng nước, chiếc áo và cả hy vọng.

Quang Linh Vlogs không phải là ngôi sao giải trí nhưng anh từng vượt qua nhiều Vlogger khác bởi thứ ánh sáng tỏa ra từ những hành động thiện nguyện chân thành.

Linh từng được ca ngợi, coi như người truyền cảm hứng không chỉ bởi kỹ năng kể chuyện mà vì tin anh ta đã sống đúng như những gì anh ta kể.

Nhiều người từng coi đây là hiện thân của một thanh niên sống đẹp, sống có lý tưởng giữa một thế giới hỗn độn thông tin và tranh giành giá trị.

Nhưng rồi, "cú ngã ấy" đến - nhanh đến nghẹt thở, đau đến nhức lòng.

Sau lùm xùm quảng cáo lố về kẹo rau củ Kera, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội danh "lừa dối khách hàng". Từng lời khen ngợi bỗng chốc chuyển thành cú sốc, sự ngờ vực, rồi oán trách.

Không ai muốn tin rằng người từng gieo mầm hy vọng cho người khác lại chọn cách kiếm lợi từ việc đánh cắp lòng tin.

Không ai ngờ được rằng sau những nụ cười hiền lành, sau chiếc áo trắng đầy bụi đất là cả một hệ thống buôn bán hàng giả - được dựng lên trên chính danh tiếng đã xây bằng các câu chuyện nhân văn.

Quang Linh Vlogs không chỉ phản bội công chúng mà đã phản bội chính phiên bản đẹp đẽ nhất của mình. Nếu chỉ là một kẻ bán hàng giả thông thường, người ta sẽ giận mà không đau. Nhưng ở đây, nỗi đau đến từ sự bội tín.

Từ việc niềm tin bị lợi dụng, cảm xúc bị thao túng và những giá trị từng được anh ta nhân danh lại bị chính anh ta bóp méo đến tận cùng.

Câu chuyện của Quang Linh Vlogs không chỉ là bài học về đạo đức. Nó là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho cả một thế hệ đang sống trong kỷ nguyên "ảo hóa giá trị". Khi mọi thứ có thể được chỉnh sửa, cắt ghép, dựng lên để khiến người xem cảm động thì sự thật dần trở nên xa xỉ.

Giới trẻ hôm nay cần hiểu rằng không ai trở nên vĩ đại chỉ vì có nhiều người theo dõi. Không ai tử tế chỉ vì họ làm từ thiện vài lần trên clip. Và không ai đáng được thần tượng nếu họ sống hai cuộc đời: một cho công chúng, một trong bóng tối.

Quang Linh Vlogs sẽ phải trả giá trước pháp luật. Nhưng cái giá lớn nhất không nằm trong bản án, mà nằm ở sự đánh mất bản thân. Từ một người được cả triệu người yêu quý, nay phải sống trong sự oán trách, nghi ngờ. Đó là mất mát lớn hơn bất cứ số tiền nào mà anh có được.

Tệ hơn, anh kéo theo sự mất niềm tin với cả cộng đồng người trẻ tử tế khác. Những người đang ngày đêm thầm lặng giúp đỡ xã hội sẽ phải chịu ánh nhìn hoài nghi. Bởi sau cú ngã của anh, người ta bắt đầu dè chừng với mọi điều tốt đẹp.

Thế giới này cần người truyền cảm hứng, nhưng càng cần hơn những con người âm thầm tử tế, không cần hào quang, không cần ghi hình, chỉ cần đúng đắn mỗi ngày. Đó mới là những người thật sự làm xã hội tốt đẹp lên từng chút một - bền vững, chân thành, không dối trá.

Bài học đắt giá từ Quang Linh Vlogs - Ảnh 1.Sau vụ Quang Linh Vlogs: Quảng cáo sai có thể bị hạn chế xuất hiện trên mạng xã hội

Theo ông Lê Hải Bình - thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luật Quảng cáo sửa đổi có thể sẽ theo hướng tăng chế tài xử phạt với người nổi tiếng khi vi phạm về quảng cáo. Thậm chí cấm không cho quảng cáo, hạn chế xuất hiện trên mạng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp