02/06/2012 11:35 GMT+7

Bài giải gợi ý môn văn thi tốt nghiệp

H.HG. - TRẦN HƯNG - VĨNH HÀ - Đ.CƯỜNG - TR.TRUNG
H.HG. - TRẦN HƯNG - VĨNH HÀ - Đ.CƯỜNG - TR.TRUNG

TTO - Mời các thí sinh và phụ huynh xem bài giải gợi ý môn văn thi tốt nghiệp sáng nay 2-6. Tại các điểm thi tốt nghiệp THPT trên cả nước, sau khi thi "bức tranh" chung là các thí sinh ùa ra với khuôn mặt hớn hở.

Bấm vào đây xem bài giải gợi ý đề văn

Đa số thí sinh đều cho rằng đề thi môn văn năm nay khá dễ, có học bài là cầm chắc trên 5 điểm.

t6cM3IxC.jpgPhóng to
Các thí sinh thi xong môn văn tại hội đồng thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM sáng 2-6 - Ảnh: Minh Đức

Theo Yến Vy - học sinh Trường THPT Gia Định, TP.HCM: "3a hay 3b (chiếm 5/10 điểm) đều quá quen thuộc với các học sinh vì đây là dạng đề truyền thống học sinh gặp rất nhiều trong các tiết kiểm tra, trong sách văn mẫu... Tôi chỉ thấy thú vị với câu 1 (câu lý thuyết chiếm 2/10 điểm) vì không giống trong đề cương ôn tập".

Tương tự như vậy, C.Thông - học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu - cho rằng: "Đề thi quen thuộc tới mức cứ việc viết ra thôi chứ không cần phải suy nghĩ nhiều vì không đòi hỏi thí sinh phải tư duy, phải sáng tạo. Ngay cả câu hỏi theo chương trình nâng cao thì cũng theo môtip như vậy".

Tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4), vừa hết hơn 2/3 thời gian đã xuất hiện hàng chục thí sinh nộp bài thi ra về với khuôn mặt hớn hở và cầm điện thoại gọi điện thông báo cho người thân. Chúng tôi khảo sát 10 thí sinh đều cho rằng đề thi năm nay dễ, vừa sức, câu hỏi không đánh đố thí sinh và đi thẳng vào vấn đề.

Nguyễn Thị Anh, học sinh Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7), làm được khoảng 70-80%, tươi cười nói: “Em thích nhất câu 2 yêu cầu viết một đoạn văn ngắn (400 chữ) trình bày suy nghĩ về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Vì câu này tụi em có thể tự do viết và nhận định ý kiến của mình bằng kiến thức có sẵn trong cuộc sống mà không cần phải học thuộc bài”.

Ngay cả thí sinh dự thi các khối khác mà môn văn không phải là sở trường cũng kết thúc buổi thi môn văn trong tâm trạng thoải mái. “Đề dễ thôi, cũng không phải viết dài lắm. Em làm xong bài còn 20 phút mới hết giờ, cũng làm sang được đầu tờ giấy thi thứ 2” – Trần Đắc (HS Trường THPT Lê Thánh Tôn) dự thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4), cười rất tươi khi nhận xét về đề thi văn sáng nay.

Đối với một thí sinh chọn thi khối C như Lê Trường An thì đề văn thật sự dễ chịu và không có gì bất ngờ: tác phẩm quen thuộc, yêu cầu của đề bài cũng không góc cạnh, phòng thi hầu hết các bạn đều làm được bài và ra về sớm.

Tại nhiều hội đồng coi thi của Hà Nội, các thí sinh cho biết “đề không khó”. Thí sinh dự thi tại Trường THPT Phạm Hồng Thái - Hà Nội dự đoán “Em có thể đạt điểm 6 hoặc 6,5”. Tại Trường THPT Đống Đa, một thí sinh học ban A cũng phấn khởi cho biết “Với đề thi này, em hi vọng qua được điểm liệt!”.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại một số hội đồng thi ngoại thành Hà Nội vẫn có phao thi vứt bừa bãi ngoài cổng trường. Một thí sinh dự thi tại Trường THPT Vân Tảo hồn nhiên thả tài liệu trước cổng trường sau giờ thi.

Tại Đà Nẵng, kết thúc buổi thi môn văn được nhiều thí sinh đánh giá là đề thi vừa sức. Đối với hệ GDTX, các thí sinh cho biết đề thi vừa sức, học sinh trung bình cũng có thể làm được khoảng 70%. Trong khi đó, đối với hệ THPT nhiều thí sinh đánh giá câu 1 của phần văn học thế giới có đề rất lạ. Chính vì vậy đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau về đề này.

b8VFVRxt.jpgPhóng to
Phao thi xuất hiện sau khi kết thúc môn thi tại Trường THPT Nguyễn Trãi

Tại Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Liên Chiểu), ngay khi có tiếng trống báo hiệu 2/3 thời gian thi, một số thí sinh đã nộp bài và ra ngoài. Hầu hết các thí sinh nộp bài trước đều thuộc hệ bổ túc. Thí sinh hệ bổ túc Trần Việt Anh cho biết: “Đề thi môn văn năm nay vừa sức, câu một và câu hai tụi em được ôn tập nhiều lần nên làm rất nhanh”.

Vừa hết giờ thi, một số tài liệu, phao thi cũng xuất hiện tại sân trường. Ngay lập tức các nhân viên vệ sinh đến thu dọn.

v8yRooe6.jpgPhóng to
Một trong những tài liệu siêu nhỏ sót lại trước Trường THPT Lê Quý Đôn, Buôn Ma Thuột - Ảnh: TR.TÂN

Theo báo cáo sơ bộ của Sở Giáo dục- đào tạo Đà Nẵng gửi UBND TP Đà Nẵng vào trưa 2-6: Số thí sinh vắng mặt của hệ THPT là 16 người (6 thí sinh ốm và 10 không lý do), số thí sinh được miễn thi là 8. Đáng lưu ý, ở hệ GDTX, số thí sinh được miễn thi là 18 người, trong đó đa số là các vận động viên được tập trung đi thi đấu. Có 16 thí sinh vắng mặt không lý do. Không có giáo viên, thí sinh vi phạm quy chế thi.

* Giáo viên Nguyễn Văn Cải - giáo viên môn văn Trường THPT Quang Trung, TP.HCM: Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh thi tốt nghiệp THPT. Nếu có học bài là làm được. Riêng câu 1 khá hay, đòi hỏi thí sinh không chỉ thuộc bài mà phải suy nghĩ, vận dụng hiểu biết để trả lời, tránh được tình trạng học vẹt. Câu 2 là câu về nghị luận xã hội, hỏi về "thói dối trá" là mang tính thời sự, nhất là đối với đạo đức của học sinh nói riêng và xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cả hai câu nghị luận văn học (3a và 3b) đều không có gì mới, vẫn cho theo lối mòn cũ nên học sinh sẽ dễ dàng làm bài. Hơn nữa đây là hai tác phẩm lớn (Việt Bắc của Tố Hữu và Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân), cả giáo viên và học sinh đều hết sức chú ý khi ôn thi.

* Cô giáo Ngô Lan Anh, giáo viên văn Trường THPT Trần Phú, Hà Nội: Đề văn năm nay quay về truyền thống. Nếu năm trước, nhiều giáo viên văn thấy thích thú với hướng ra đề mở đầy sáng tạo của đề văn thì năm nay có chút tiếc nuối. Tuy vậy đề văn năm nay vẫn có tính phân hóa học sinh cao. Những câu hỏi cơ bản, rõ ràng giúp học sinh có học lực trung bình nếu ôn tập tốt có thể làm được. Và phổ điểm sẽ chủ yếu là 5-6 điểm. Nhưng để được điểm 8-9 thì không dễ.

* Cô giáo Nguyễn Kim Anh, giáo viên văn Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội: Hai câu của phần riêng của đề thi đều nêu rõ yêu cầu “phân tích” nên thí sinh sẽ không bị lạc đề. Tuy nhiên, với câu hỏi về thơ, so với câu hỏi phân tích đoạn thơ Tây tiến (Quang Dũng) năm trước thì phân tích thơ trong bài Việt Bắc (Tố Hữu) khó hơn. Vì Việt Bắc là tác phẩm kinh điển nhưng không dễ tách từng đoạn ra phân tích mà phải đặt trong chỉnh thể cả tác phẩm. Nếu thí sinh không có kỹ năng phân tích thơ tốt sẽ dễ bị lặp ý, không được điểm cao. Tương tự, câu hỏi “phân tích hình tượng sông Đà” trong tác phẩm Người lái đò sôngĐà của Nguyễn Tuân cũng không dễ được điểm cao. Vì “sông Đà” là hình tượng văn học chứ không phải nhân vật đời sống. Nếu thí sinh không nắm được kiến thức, nhớ tác phẩm sẽ khó làm hay.

Bên lề:

Mặc dù đã được dặn dò nhiều lần nhưng nhiều thí sinh vẫn mang điện thoại vào phòng thi. Tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM), đến khoảng 7g15 giám thị phát giấy và nhắc nhở thêm một lần nữa thì nhiều học sinh mới xin ra ngoài cất điện thoại. Bà Phúc, một phụ huynh học sinh Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP.HCM) thi ở đây, cho biết: “Dù biết không được mang điện thoại vào phòng thi nhưng nhỡ cháu quên giấy tờ hay cần giúp gì thì làm sao? Thế nên tôi và cháu đã thông nhất để cháu mang điện thoại vào và sát giờ thi thì phải nhớ tắt máy bỏ vào cặp và để cặp ở ngoài phòng thi”.

Nhiều phụ huynh chờ con thi trước hội đồng thi Trường THPT thị xã Phước Long (Bình Phước) khá ngạc nhiên khi bị cán bộ của hội đồng ra mời “đi uống cà phê hay đi đâu cũng được nhưng không được đứng trước hội đồng thi”. Ngay sau khi kết thúc khai mạc, tiếng loa từ hội đồng phát ra thông báo phụ huynh không được đứng trước hội đồng thi “để tránh dư luận xấu”. Tại hội đồng thi này, hai thí sinh đến khi hội đồng đã đóng cửa nhưng chưa đến giờ mở đề thi nên được giải quyết cho vào thi. Một thí sinh quên giấy tờ thi phải nhờ người nhà mang đến.

Đây là chương trình do Hội Chữ thập đỏ và Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế tổ chức trong suốt ba ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, dành cho các thí sinh hai huyện vùng núi Nam Đông, A Lưới và thí sinh nghèo của các huyện thuộc tỉnh này.

1.500 suất cơm trưa miễn phí, mỗi suất có giá 17.000 đồng, được đội thanh niên xung kích chữ thập đỏ đưa đến 16 điểm thi để phát tận tay thí sinh vào ba buổi trưa diễn ra kỳ thi. Chi phí cho ba bữa cơm này là 25 triệu đồng do Hội Chữ thập đỏ tỉnh quyên góp.

Ông Trương Thức - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Đắk Lắk - cho biết kết thúc buổi thi đầu tiên sáng 2-6 kỳ thi tốt nghiệp THPT, toàn tỉnh Đắk Lắk có 121 thí sinh vắng mặt trong tổng số 23.947 thí sinh đăng ký dự thi (hệ THPT 20.887 thí sinh, hệ giáo dục thường xuyên 3.059 thí sinh). Trong số thí sinh đăng ký dự thi, có một trường hợp tại hội đồng thi Trường THPT Phan Chu Trinh (TP Buôn Ma Thuột) được đặc cách thi theo quy chế của bộ do cha em đột ngột qua đời.

Để phục vụ công tác tuyển sinh, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã lập 51 hội đồng coi thi, 1.037 phòng thi với khoảng 4.600 cán bộ coi thi và 442 cán bộ chấm thi. Buổi thi môn ngữ văn sáng 2-6 diễn ra trong nghiêm túc, an toàn, không có thí sinh hay cán bộ coi thi nào vi phạm kỷ luật.

Trong buổi thi đầu tiên với môn ngữ văn, tại 50 hội đồng thi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có 22.243 thí sinh THPT dự thi, vắng 19 thí sinh so với số đăng ký. Trong đó có 14 thí sinh vắng thi không rõ lý do; 3 thí sinh bị tai nạn trước ngày thi và 2 thí sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng hệ giáo dục thường xuyên có 467 thí sinh dự thi, vắng 2 thí sinh so với số đăng ký.

H.HG. - TRẦN HƯNG - VĨNH HÀ - Đ.CƯỜNG - TR.TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp