24/06/2024 13:46 GMT+7

Bãi cát hồng bí ẩn ở Úc hé lộ điều bất ngờ dưới Nam Cực

Loại cát màu hồng kỳ lạ trôi dạt vào các bãi biển Nam Úc đã giúp các nhà khoa học phát hiện một dãy núi cổ ở Nam Cực, được cho là bị chôn vùi dưới băng.

Các nhà khoa học lần theo dấu vết của những hạt cát nhỏ trên bãi biển Úc tới một vành đai núi chưa được khám phá trước đây, dưới lớp băng ở Nam Cực - Ảnh: MSN

Các nhà khoa học lần theo dấu vết của những hạt cát nhỏ trên bãi biển Úc tới một vành đai núi chưa được khám phá trước đây, dưới lớp băng ở Nam Cực - Ảnh: MSN

Theo Science Alert, khi những vệt màu hồng lần đầu tiên xuất hiện trên bãi cát ở Petrel Cove - một bãi biển hẻo lánh tiếp giáp với Nam Đại Dương, các nhà khoa học Úc đã nhanh chóng nhận ra đó là loại cát được tạo thành từ khoáng chất có tên gọi ngọc hồng lựu. 

Ngọc hồng lựu còn gọi là garnet, là một loại khoáng chất khá phổ biến, có màu đỏ đậm. Garnet kết tinh ở nhiệt độ cao, thường là ở nơi các vành đai núi lớn bị mài mòn do các mảng kiến tạo va chạm nhau.

Nó được cho là khoáng chất quan trọng nhất để kết luận ra cách thức và thời điểm các ngọn núi hình thành, vì sự hiện diện của các tinh thể này cho thấy lịch sử áp suất và nhiệt độ của các loại đá phiến lục nơi chúng ra đời.

Tại sao lại có nhiều ngọc hồng lựu trên bãi biển Petrel Cove? Các nhà khoa học của Đại học Adelaide bắt đầu đi tìm lời giải. 

Thông qua xác định niên đại lutetium-hafnium, họ nhận thấy một số viên garnet được tìm thấy ở Petrel Cove và trong các đá gốc gần đó khớp với thời gian hình thành núi địa phương ở Nam Úc.

Nhưng kết quả của họ cũng cho thấy chúng chủ yếu được hình thành vào khoảng 590 triệu năm trước, khoảng 76-100 triệu năm trước khi Vành đai nếp gấp Adelaide thành hình, và hàng tỉ năm sau khi khối vỏ Gawler Craton hình thành.

"Những viên ngọc hồng lựu còn quá trẻ để đến từ Gawler Craton, và quá già để đến từ Vành đai nếp gấp Adelaide đang bị xói mòn. Do vậy chúng có thể được hình thành vào thời điểm lớp vỏ Nam Úc tương đối mát mẻ và không có núi", Sharmaine Verhaert, sinh viên tốt nghiệp địa chất tại Đại học Adelaide, giải thích.

Kết hợp các dữ kiện với chỉ số dòng chảy băng trong đá trầm tích băng hà ở Nam Úc, Verhaert và các đồng nghiệp cho rằng cát băng hà giàu ngọc hồng lựu sinh ra từ những ngọn núi ở Nam Cực, khi Úc và Nam Cực được nối liền trong siêu lục địa Gondwana. 

Tuy nhiên do bị băng dày che giấu, vành đai núi 590 triệu năm tuổi này không bị phát hiện. 

"Ngọc hồng lựu sau đó được lưu trữ cục bộ trong các trầm tích băng hà dọc theo rìa phía nam nước Úc, cho đến khi sự xói mòn một lần nữa giải phóng chúng, sau đó sóng và thủy triều gom chúng lại trên các bãi biển Nam Úc", nhà địa chất học Stijn Glorie của Đại học Adelaide giải thích.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment.

Xăm lên chân để xin việc làm tại Nam CựcXăm lên chân để xin việc làm tại Nam Cực

Một người phụ nữ Anh đã xăm hình bản đồ Nam Cực lên chân để ứng tuyển vị trí nhân viên bưu điện tại khu vực này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp