14/06/2023 17:14 GMT+7

Backend Developer làm gì? Điều kiện để trở thành lập trình viên Backend (phần 1)

Backend Developer hay lập trình viên Backend là vị trí công việc thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng CareerBuilder tìm hiểu chi tiết về công việc này qua bài viết sau đây nhé!

Lập trình viên backend – Nguồn: Internet

Lập trình viên backend – Nguồn: Internet

1. Backend là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa FrontEnd và BackEnd

Khi bạn truy cập vào một trang web, những thông tin bạn thấy và tiếp nhận như âm thanh hình ảnh, chữ viết đó chính là Frontend. Đối lập với Frontend, Backend chính là những phần bên trong bao gồm các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng và máy chủ. Sự phối hợp của 2 phần này giúp cho website hoạt động tốt và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và kịp thời.

Một trang web sẽ chứa một hoặc nhiều tập lệnh được chạy trên máy chủ mỗi khi truy cập vào website. Mọi hoạt động hiển thị trên trình duyệt web có sự đóng góp một phần Backend.

Backend là gì? – Nguồn: Internet

Backend là gì? – Nguồn: Internet

Quy trình của Backend bao gồm:

● Xử lý các yêu cầu của web đến.

● Chạy tập lệnh như (JSP,ASP, PHP,...) để tạo ra HTML.

● Truy cập vào dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bằng sử dụng truy vấn SQL.

● Lưu trữ và cập nhật hồ sơ có trong cơ sở dữ liệu.

● Giải mã và mã hóa dữ liệu.

● Xử lý các dữ liệu tệp tải lên và tải xuống.

● Xử lý người dùng bằng JavaScript.

2. Lập trình viên Backend là ai?

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ muốn học hỏi và làm việc trong lĩnh vực Backend. Vậy Backend Developer là gì?

Lập trình viên Backend hay chính là người đảm nhiệm các hoạt động phía sau hậu trường của một trang web. Công việc của Backend Developer là chịu trách nhiệm xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ web. Các mã mà Backend Developer tạo ra sẽ hỗ trợ giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt thông qua các hoạt động như lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu, cập nhật hay xóa dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra, Backend Developer còn chịu trách nhiệm tối ưu hóa tốc độ và hiệu quả của các ứng dụng.

3. Vai trò của Backend Developer trong phát triển web

Một trang web hoạt động tốt và hiệu quả cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Backend Developer và . Backend Developer có vai trò tạo ra logic để ứng dụng các hoạt động của web ra bên ngoài. Quá trình này sẽ được thực hiện thông qua ngôn ngữ kịch bản từ phía máy chủ như là Ruby hoặc PHP.

Bên cạnh đó, công việc của Backend Developer đảm nhận còn tối ưu hóa các ứng dụng về tốc độ và hiệu quả. Đồng thời, tạo ra các giải pháp lưu trữ dữ liệu như lưu trữ thông tin người dùng, bài đăng, bình luận,...

Vai trò của Backend Developer – Nguồn: Internet

Vai trò của Backend Developer – Nguồn: Internet

Một vai trò khác của Backend Developer chính là chịu trách nhiệm phát triển hệ thống xử lý, lưu trữ, thanh toán dữ liệu và tính phí cho khoản thanh toán. Quản lý tài nguyên API trên các thiết bị, góp phần tham gia vào việc xây dựng khung hay kiến trúc để dễ lập trình hơn.

4. Mô tả công việc của lập trình viên Backend

4.1 Lập trình hoạt động của website từ máy chủ

Lập trình hoạt động của website từ máy chủ chính là chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động giải trí mà website triển khai từ phía server. Những công việc này bao gồm:

● Xác thực người dùng: Đây là hoạt động giúp các chi tiết tài khoản của người dùng trở nên chính xác nhất, giúp họ có quyền truy cập để xem những gì mình muốn.

● Kiểm soát trình tự: Giúp cho các trình tự được thể hiện lên trên website được xử lý tốt và .

● Tối ưu hóa: Các hoạt động trên website được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4.2 Thông báo tự động

Khi các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta nên tự động hóa chúng để tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện. Lúc này nhiệm vụ của các Backend Developer chính là viết code để quá trình tự động hóa được thực hiện.

Đơn giản bạn có thể tưởng tượng, bạn phải trả lời tin nhắn với các câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần đối với rất nhiều người hay gửi mail cho hàng nghìn tài khoản cùng lúc. Quá trình này nếu thực hiện thủ công bằng tay sẽ mất nhiều công sức và chiếm một phần lớn thời gian. Các thông tin tự động hóa sẽ giúp bạn thực hiện công việc này một cách dễ dàng và thuận tiện.

4.3 Xác nhận cơ sở dữ liệu & bảo vệ hệ thống

Một nhiệm vụ khác của Backend Developer chính là bảo vệ mạng lưới hệ thống. Trước khi bạn tiến hành cập nhật các cơ sở dữ liệu vào hệ thống phần mềm, website, ứng dụng thì các thông tin cần phải được xác nhận bằng mã code. Backend Developer chính là người viết các mã code này để đảm bảo các thông tin dữ liệu sẽ được xác nhận là hợp lệ trước khi tiến hành thực hiện các lệnh khác.

4.4 Truy cập cơ sở dữ liệu

Ở phần này, Backend Developer có nhiệm vụ là truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau và thực hiện viết các mã lệnh để giúp máy chủ thực hiện các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó. Các Backend Developer còn phải đảm bảo tốc độ website được nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác bằng cách hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu.

4.5 API

API là viết tắt của từ Application Programming Interface - chính là giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương thức trao đổi và kết nối giữa các ứng dụng. Công việc của một Backend Developer là tạo ra API và làm việc với nó. Công việc này giúp cho các website và ứng dụng được hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.

(còn tiếp)

5 cách để là "ứng viên đam mê"5 cách để là 'ứng viên đam mê'

Rõ ràng các nhà tuyển dụng sẽ cần những nhân tố mới nhiệt huyết trong tập thể. Vì thế, đôi khi bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm vẫn chưa đủ nếu thiếu đam mê. Hãy cho họ thấy mong muốn cống hiến của bạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp