Thấy cha càng đau nặng, tôi chuyển ông lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong tối 22-7. Các y, bác sĩ ở đây nói ngày thứ sáu không cho bệnh nhân nhập viện, chỉ nhận những ca cấp cứu. Một nhân viên y tế có khám qua cho cha tôi và cho biết ông bị “thoái hóa cột sống cổ; đóng vôi dây chằng sau”, chỉ cần nhận thuốc uống rồi về. Do không yên tâm, gia đình tôi xin cho cha tôi nhập viện thì một nhân viên y tế trả lời: “Muốn nằm đó thì nằm chứ không ai cho nhập viện giờ này, còn bao nhiêu ca nặng khác nữa...”.
Đến sáng 23-7, các y, bác sĩ trực bảo bệnh của cha tôi không nguy hiểm nên cho về, thứ hai (25-7) trở lại nhập viện. Thế nhưng, mới về nhà được vài tiếng, gia đình phải đưa cha tôi đến Bệnh viện Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột) vì ông lại đau dữ dội. Sau khi chụp phim, làm một số xét nghiệm, bác sĩ ở đây đề nghị chuyển cha tôi trở lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk vì bệnh tình của ông quá nặng. Đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk không được bao lâu thì cha tôi qua đời. Theo bác sĩ, cha tôi bị đột tử chưa rõ nguyên nhân.
Tôi nghĩ sự vô tình của các bác sĩ đã khiến cha tôi chết một cách oan uổng. Cha tôi có đau chúng tôi mới đưa ông vào bệnh viện và xin các bác sĩ quan tâm giúp nhưng họ quá vô tình...
* Bác sĩ Phạm Thị Thu Trà (trưởng khoa cấp cứu khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin) trả lời:
- Tôi khám và thấy bệnh nhân S. có biểu hiện đau vai, gáy, teo chi trái và tê hai tay. Tôi cũng hướng dẫn người nhà đưa ông S. lên khoa đông y để chăm sóc thêm nhưng khoa này không nhận bệnh nên họ quay lại. Tôi đã đưa ông S. vào phòng cấp cứu và tiêm thuốc, hướng dẫn phải nằm giường cứng và lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân.
* Bác sĩ Lê Minh Tú (Bệnh viện Thiện Hạnh): Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân S. khoảng 10g ngày 23-7 trong tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm chúng tôi thấy triệu chứng bệnh nhân đau toàn thân, huyết áp tụt 70/40 nhưng không rõ nguyên nhân, có triệu chứng suy gan, thận và máu giảm ba dòng. Thấy tình trạng bệnh nhân trở nặng, nguy hiểm nên chúng tôi chuyển lên tuyến trên.
* Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng (trưởng phòng kế hoạch và tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk): Khi trở lại bệnh viện ngày 23-7, bệnh nhân S. đã ở trong tình trạng đau ngực trái, khó thở, suy thận cấp... Chúng tôi nghi bệnh nhân bị suy tim nhưng chưa kịp cứu chữa gì thì bệnh nhân tử vong. Như vậy, khi gia đình chuyển bệnh nhân trở lại bệnh viện thì bệnh nhân đã có biểu hiện của một bệnh lý khác với tối 22-7. Bệnh viện sẽ tổ chức cuộc họp chuyên môn để kiểm thảo lại hồ sơ bệnh án xem kíp trực tối 22-7 có tắc trách không. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng ca trực tối 22-7 chỉ có hai người trong khi có rất nhiều bệnh nhân cấp cứu. Khi ấy ông S. có mạch, huyết áp bình thường và bệnh thoái hóa cột sống cổ không phải là bệnh nguy hiểm nên chúng tôi tạm thời để đó.
Sao bệnh viện không làm các xét nghiệm cần thiết? Trả lời câu hỏi “Tại sao thấy bệnh nhân cứ kêu đau mà bệnh viện không làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh về gan, thận...?”, bác sĩ Ngô Văn Tiến, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk, cho biết: “Bệnh nhân S. kêu đau vai, gáy, chúng tôi chụp phim và thấy bệnh nhân có đau vai, gáy nên đã cho tiêm thuốc giảm đau và không phát hiện bệnh khác. Khi nào bệnh nhân có yêu cầu khám, xét nghiệm tổng quát thì chúng tôi mới làm. Nhiều trường hợp chúng tôi cho bệnh nhân khám, xét nghiệm tổng quát thì người nhà bệnh nhân than phiền bác sĩ “vẽ vời” để họ phải trả tiền nên đôi lúc chúng tôi rất khó xử. Trường hợp ông S. vào viện ngày cuối tuần nên chúng tôi chỉ có thể chụp phim, tiêm thuốc giảm đau, còn muốn khám tổng quát phải vào giờ hành chính”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận