01/03/2024 17:48 GMT+7

Bác sĩ và chuyên gia: Cơ thể chúng ta luôn có sẵn nồng độ cồn

Xung quanh nồng độ cồn 'nội sinh', bác sĩ và chuyên gia cho hay dù không uống rượu bia, cơ thể chúng ta luôn có một lượng nồng độ cồn ở ngưỡng thấp, nhất là những người gặp trục trặc đường tiêu hóa.

Nhiều người bị tai nạn giao thông được đưa vào bệnh viện cấp cứu và có kết quả có nồng độ cồn trong máu rất thấp, dù không uống rượu bia - Ảnh: XUÂN MAI

Nhiều người bị tai nạn giao thông được đưa vào bệnh viện cấp cứu và có kết quả có nồng độ cồn trong máu rất thấp, dù không uống rượu bia - Ảnh: XUÂN MAI

Thời gian qua, nhiều người cho biết bản thân mình hoặc người thân trong gia đình bị phía bảo hiểm từ chối bồi thường vì có nồng độ cồn "nội sinh" trong cơ thể. Vậy có đúng cơ thể chúng ta luôn có nồng độ cồn "nội sinh"?

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay nồng độ cồn trong máu không thể ở mức zero được. Dù chúng ta không uống rượu bia hay ăn thực phẩm lên men thì trong cơ thể vẫn luôn có nồng độ cồn trong máu ở ngưỡng rất thấp, còn gọi là nồng độ cồn nội sinh.

“Ở người bình thường, bất kỳ ai xét nghiệm máu cũng có rất ít nồng độ cồn trong máu. Đây là nồng độ cồn nội sinh, có mức rất thấp nên có thể không đánh giá được qua hơi thở, nhưng khi xét nghiệm máu sẽ thấy”, bác sĩ Lưu Phương chia sẻ thêm.

Chuyên gia hóa học - PGS Trần Hồng Côn cũng cho biết nồng độ cồn "nội sinh" là chúng có sẵn trong cơ thể chúng ta, nhưng thường ở mức dưới ngưỡng tham chiếu.

Với những người có hệ tiêu hóa gặp trục trặc như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu hay ăn uống các thực phẩm lên men thì nồng độ cồn "nội sinh" sẽ cao hơn người ăn uống thực phẩm bình thường, hệ tiêu hóa tốt.

“Nồng độ cồn trong máu không bao giờ có số 0 tuyệt đối. Nếu hệ tiêu hóa tốt, nồng độ axit tại dạ dày cao nên không lên men, không tạo ra ethanol được. Nhưng nếu hệ tiêu hóa có 'trục trặc' thì rất dễ tạo ra ethanol do phản ứng lên men”, PGS Hồng Côn giải thích thêm.

Về ngưỡng nồng độ cồn, tại quyết định số 320 của Bộ Y tế ngày 23-1-2014 của bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu tại mục 60 của quyết định này thường dưới 10,9 mmol/l (tương đương 50mg/100ml).

Theo nghị định 100, chỉ cần có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị xử phạt. Tuy nhiên để hợp lý và thống nhất, nên bổ sung loại trừ chế tài khi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người lái xe dưới trị số bình thường (nhỏ hơn 10,9mmol/l) theo quy định của Bộ Y tế.

Bị nồng độ cồn "nội sinh", cãi không được với bên bảo hiểmBị nồng độ cồn 'nội sinh', cãi không được với bên bảo hiểm

Nhiều trường hợp khách hàng gặp tai nạn có tỉ lệ rất nhỏ nồng độ cồn 'nội sinh' trong cơ thể nên bị bên bảo hiểm từ chối bồi thường. Liệu việc từ chối có đúng?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp