BS Lê Trọng Phi (trái), GS.TS Heinrich Netz, bà Irene Lejeune và bác sĩ Nguyễn Bá Triệu làm việc cùng nhau tại BV Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Bác sĩ (BS) Lê Trọng Phi, Việt kiều Đức nói như vậy và rất kiệm lời mỗi khi nhắc đến công việc của mình đã làm tại quê hương Việt Nam.
Sau khi đáp chuyến bay từ TP.HCM ra Đà Nẵng, BS Phi cùng bà Irene Lejeune - chủ tịch Hội từ thiện Trái tim vì trái tim, GS Heinrich Netz - chủ tịch Hiệp hội tư vấn khoa học của hội đã tới thăm đơn vị tim mạch của Bệnh viện (BV) Đà Nẵng.
Đây chính là "đứa con" mà tổ chức Trái tim vì trái tim đã hỗ trợ máy móc và đào tạo BS, nhân lực cho đến khi ra đời. Trong đó, chỉ riêng hệ thống máy chụp mạch kỹ thuật số xóa nền có giágần 1 triệu euro.
Từ chuyện 3 đứa trẻ Việt bị bệnh tim
Gặp BS Nguyễn Bá Triệu, đơn vị tim mạch, khi vừa từ phòng điều trị bước ra, BS Phi xúc động giới thiệu: "Đây vừa là đồng nghiệp vừa là... học trò giỏi của tôi".
BS Triệu cho biết: "Chính BS Phi là người đã cầm tay chỉ việc và chuyển giao kỹ thuật can thiệp mạch thay vì mổ hở cho chúng tôi. Và giờ đây, BV Đà Nẵng đã có thể tự thựchiện kỹ thuật này".
GS Heinrich Netz nhẹ nhàng: "Chúng tôi rất hài lòng về thành quả công việc ở đây, đội ngũ BS rất bài bản, chuyên nghiệp và rất gắn bó với công việc".
“Tôi nghĩ mình chỉ cần một đóng góp nhỏ nhưng sẽ giúp được nhiều người. Nghĩ vậy nên tôi luôn luôn cố gắng đóng góp cho Việt Nam
BS LÊ TRỌNG PHI
BS Lê Trọng Phi không còn xa lạ gì với giới BS ở Việt Nam. Nhưng cơ duyên để vị BS gốc Khánh Hòa này đưa tổ chức Trái tim vì trái tim đến Việt Namrất tình cờ.
Tháng 7-2005, bà Irene Lejeune gặp ba bệnh nhi Ngọc Anh, Phương và Trung đến từ Việt Nam đang được chữa trị bệnh tim ở Đức và nhận tài trợ cho ba đứa trẻ này. Người chịu trách nhiệm điều trị cho ba bệnh nhi trên đây là BS Phi.
Thông qua sự giới thiệu của GS Netz, BS Phi đã gặp bà Lejeune và nói rằng với số tiền tài trợ cho ba em bé này thì bà có thể giúp ích nhiều hơn nếu các em đượcđiều trị ở Việt Nam.
Nhờ vậy, tổ chức Trái tim vì trái tim đã chọn Việt Nam cho các hoạt động của mình. Từ đề xuất của BS Phi, bà Lejeune quyết định mang y học đến với các quốc gia nghèo thay vì đưa các em đến Đức chữa trị.
Cũng chính từ đây, BS Phi tham gia công việc chuyên gia cố vấn kỹ thuật cho tổ chức Tráitim vì trái tim.
Ngay sau đó, BS Phi cùng với tổ chức này quyết định thành lập đơn vị tim bẩm sinh tại BV Đà Nẵng và tài trợ nhiều máy móc, dụng cụ cần thiết.
"BS Phi đã huấn luyện đội ngũ y, BS cũng như sinh viên y khoa thông qua các khóa đào tạo mỗi năm kể từ năm 2006" - BS Hồ Đắc Hạnh, trưởng phòng chỉ đạo tuyến BV Đà Nẵng, cho biết thêm.
Hệ thống máy móc mà tổ chức Trái tim vì trái tim đã tài trợ cho BV Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Những cống hiến thầm lặng
Thực ra, không phải đến khi là thành viên người Việt trong tổ chức Trái tim vì trái tim, BS Phi mới tham gia các hoạt động từ thiện ở quê nhà.
GS.TS Trần Văn Nam - giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho biết năm 1994 khi BS Phi về thăm Việt Nam lần đầu tiên sau nhiều năm xa quê hương, ông đã đến tham quan một số BV, trường ĐH ở Việt Nam.
Thế là từ năm 1995, BS Phi đã gửi tặng máy móc và dụng cụ y tế cho BV tỉnh Vĩnh Long và Ninh Hòa.
Năm 1999, qua lời mời của các BS tim mạch tại Việt Nam, BS Phi đã về Việt Nam và điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh lần đầu tiên tại BV Chợ Rẫy với phương pháp mới là can thiệp mạch điều trị tim bẩm sinh thay vì mổ hở.
Thông qua các hoạt động tình nguyện này, BS Phi còn "cầm tay chỉ việc" để giúp các BS Việt Nam trở thành những nhà tim mạchnhi khoa hàng đầu.
Những năm sau, BS Phi tìm tới Đà Nẵng với tâm niệm sẽ giúp đỡ một điều gì đó cho dải đất miền Trung vốn chịu quá nhiều thiệt thòi.
Năm 2006, sau khi chọn Đà Nẵng để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân tim bẩm sinh, BS Phi yêu cầu tổ chức Trái tim vì trái tim tài trợ máy móc, thiết bị.
Liền sau đó, hệ thống máy DSA trị giá 1 triệu euro, các máy siêu âm, máy thở trị giá 200.000 USD hiện đại đã được tổ chức này mang đếncho BV Đà Nẵng.
Theo BS Trần Ngọc Thạnh, nguyên giám đốc BV Đà Nẵng, lúc đó đơn vị tim mạch vô cùng thiếu thốn. "Sự trợ giúp này chính là nền móng cho việc thành lập khoa này" - BS Thạnh nhìn nhận.
Theo GS Trần Văn Nam, thông qua Tổ chức ĐH Đức, BS Phi đã giúp đỡ khoa y dược ĐH Đà Nẵng rất nhiều. Hằng năm, các giảng viên khoa y dược được đưa đi đào tạo ngắn hạn về chuyên môn ở Đức.
Chương trình đào tạo y khoa tại Đức đã được thực hiện gần 10 năm và sẽ được tiếp tục trong tương lai.
BS Phi đã tư vấn xây dựng các chương trình đào tạo ngành BS đa khoa, răng hàm mặt của Trường ĐH Đà Nẵng theo hướng tiếp cận với chuẩn mực của ngành y Đức.
Hiện tại, khoa y dược có hai nghiên cứu sinh ở Đức thông qua sự giúp đỡ của BS Phi. Chính BS Phi đã kết nối để tổ chức Trái tim vì trái tim và khoa y dược ĐH Đà Nẵnghợp tác với nhau.
Trong tương lai, thông qua tổ chức Trái tim vì trái tim, ĐH LMU, Đức sẽ chuyển giao chương trình đào tạo y khoa cho khoa y dược ĐH Đà Nẵng cũng như ở các lĩnh vực chuyên ngành. Đồng thời, ĐH LMU sẽ cử giảng viên sang giảng dạy tại khoa y dược ĐH Đà Nẵng.
Nói về công việc của mình, BS Phi tâm sự: "Tôi có may mắn được học y khoa tại Đức. Tôi nghĩ mình chỉ cần một đóng góp nhỏ nhưng sẽ giúp được nhiều người. Nghĩ vậy nên tôi luôn luôn cố gắng đóng góp cho Việt Nam".
Trao tặng chức danh giáo sư
"BS Phi đang hình thành dự án đào tạo BS sau ĐH về chuyên ngành tim bẩm sinh cũng như giảng dạy sinh viên y khoa về chuyên ngành tim mạch, vận động tổ chức Trái tim vì trái tim tài trợ khoa y dược các trang thiết bị cần thiết cho việc đào tạo y khoa" - GS Nam cho biết.
Theo ông, ĐH Đà Nẵng đã thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị Việt Nam trao tặng chức danh giáo sư cho TS.BS Lê Trọng Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận