02/03/2023 15:05 GMT+7

Bác sĩ nín thở vì bao quy đầu bệnh nhân cứng, hôi, nhiều cặn hóa thạch

Nam thanh niên vào viện trong tình trạng bao quy đầu cứng, mùi hôi khó chịu. Các bác sĩ bất ngờ vì suốt 20 năm nam thanh niên này chưa từng lộn bao quy đầu, khiến các cặn bẩn tích tụ “hóa thạch”.

Bác sĩ nín thở vì bao quy đầu bệnh nhân cứng, hôi, nhiều cặn hóa thạch - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh minh họa: BVCC

Do chưa có bạn gái, chưa từng quan hệ tình dục, cũng chưa từng thủ dâm, anh T.V.P. (20 tuổi) không biết rằng "cậu nhỏ" của mình có vấn đề dù chưa từng lộn được bao quy đầu.

Anh P. cho biết bình thường khi sờ bộ phận sinh dục, thấy đầu dương vật cứng như đá. Anh P. nghĩ rằng cục cứng ở dương vật là bình thường, thậm chí sẽ giúp ích hơn cho chuyện quan hệ tình dục của mình.

"Bình thường khi tắm cũng nhận thấy mùi hôi nhưng nghĩ do cơ thể hoạt động, mùi hôi của mồ hôi bình thường chứ không nghĩ "cậu nhỏ" có vấn đề", anh P. cho hay.

Cho đến khi học đại học, anh P. mới bắt đầu tìm hiểu về giới tính và nhận thấy việc không lộn được bao quy đầu là bất thường. Sau đó, mới tìm đến cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp - chuyên khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - cho hay đây là trường hợp khá hy hữu khi nam thanh niên 20 năm nhưng chưa từng lộn bao quy đầu.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán hẹp bao quy đầu, khối cứng sờ thấy là những cặn bẩn lắng đọng ở bên trong. Bệnh nhân ngay sau đó được chỉ định làm thủ thuật cắt vùng da bao quy đầu và vệ sinh bên trong vùng quy đầu.

"Khi bệnh nhân đi tiểu nước tiểu sẽ lắng cặn, da chết, mồ hôi tích tụ ở rãnh quy đầu. Thời gian tích tụ kéo dài dẫn đến bên trong quy đầu tạo thành khối cứng như đá. Đây cũng là lý do vì sao bệnh nhân sờ thấy cục cứng, nhưng thực ra là cặn bẩn khô lại.

Sau khi bóc tách hết lớp bẩn bao quanh đường dương vật, mùi hôi nồng nặc rất khó chịu khiến bác sĩ phải 'nín thở'. Các tổ chức bên dưới bao quy đầu cũng bị viêm tấy đỏ, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh.

Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng, gây khó khăn trong việc điều trị", bác sĩ Hiệp nói.

Theo bác sĩ Hiệp, hẹp bao quy đầu chia thành hai trường hợp là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu sinh lý là tình trạng bao quy đầu không tuột trong suốt quá trình phát triển sinh lý bình thường. Ở trẻ em nam, khi dương vật còn bé và nhạy cảm nên phần da bao quy đầu sẽ bao kín phần quy đầu để bảo vệ dương vật. 

Khi trẻ ở 3-4 tuổi, cha mẹ bắt đầu nong giãn dần sẽ bung ra để mở hoàn toàn rãnh quy đầu. Những trường hợp hẹp bao quy đầu sinh lý không cần can thiệp, khi trẻ lớn lên sẽ tự khỏi.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường gặp do lúc bé không lộn bao quy đầu, lâu ngày phần da bao quy đầu khít hẹp dần. Một số trường hợp hẹp bao quy đầu phát sinh trong trường hợp bị viêm nhiễm bao quy đầu, chấn thương, va đập gây chấn thương,…

Bác sĩ Hiệp cho biết có thể phát hiện hẹp bao quy đầu rất đơn giản bằng cách: Dùng tay tác động nhưng không thể lột ra được. Bình thường bao quy đầu sẽ lột ra khi 'cậu nhỏ' cương lên tối đa. Nếu 'cậu nhỏ' cương lên mà bao quy đầu không lột ra hết là do bị dẹp.

Điều trị hẹp bao quy đầu, bệnh nhân sẽ được làm thủ thuật cắt bao quy đầu trong vòng 20 - 30 phút. Sau khi cắt xong bệnh nhân sẽ được về luôn và vệ sinh vùng chỉ khâu mỗi ngày, khoảng 7 - 10 ngày bệnh nhân sẽ được cắt chỉ khâu.

Hẹp bao quy đầu: Nhiều người gặp, âm thầm chịu đựng thời gian dài chỉ vì xấu hổHẹp bao quy đầu: Nhiều người gặp, âm thầm chịu đựng thời gian dài chỉ vì xấu hổ

TTO - Vừa có một nam thanh niên bị biến chứng sau khi cắt bao quy đầu tại cơ sở xăm hình. Đây chỉ là một trong số nhiều nạn nhân biến chứng sau tiểu phẫu ở các cơ sở 'chui', thậm chí mua dụng cụ về tự cắt khiến 'bệnh' của 'cậu nhỏ' ngày càng nặng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp