Phóng to |
Chủ nhân căn phòng đơn sơ này trước đây là bác sĩ Huỳnh Văn Thiên của khoa cấp cứu, bây giờ là giám đốc Bệnh viện 2 Lâm Đồng Huỳnh Văn Thiên. Với ông, trước sao thì nay vẫn vậy. Với người bác sĩ, chuyện căn phòng làm việc không quan trọng bằng chuyện làm gì để cứu người.
Thay đổi cho mọi người
Một người bạn nước ngoài của bác sĩ Thiên khi lần đầu đến bệnh viện để trao tặng trang thiết bị y tế đã thốt lên: “Một sự cố gắng vĩ đại!”. Chỉ với vài chục y bác sĩ, mỗi năm bệnh viện điều trị nội, ngoại trú cho hơn 220.000 bệnh nhân, trong đó có gần 6.000 ca phẫu thuật.
"Kiến thức y học liên tục đổi mới, nếu người bác sĩ không chịu tìm tòi, nghiên cứu thì chắc chắn sẽ bị lạc hậu" |
Còn nhớ giữa năm 2011, khi tôi phản ảnh việc nhận phong bì tại khoa sản, ông gặp tôi bảo: “Mình tính xin lại chính xác danh tính của những người có liên quan trong bài viết để xử lý. Nhưng nghĩ lại thôi, đó không phải là cách giải quyết triệt để”. Lúc đó ông đã lặng lẽ làm theo cách riêng của mình: camera theo dõi được lắp tại khoa sản, một vài nữ hộ sinh có điều tiếng đã được luân chuyển sang các khoa, phòng khác...
Con đường mới tưởng xa nhưng đã dần rộng mở. Nhiều đồng nghiệp quay trở lại bệnh viện để tiếp tục con đường chung. Ông dang tay đón nhận với quan điểm đơn giản: “Nếu sự quay về đó có lợi cho bệnh viện, cho bệnh nhân thì tôi không bao giờ vì sự hẹp hòi, vị kỷ của cá nhân mà không chấp nhận!”.
Giải pháp cho sốt rét
TS.BS Huỳnh Văn Thiên sinh năm 1957 tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Hiện ông là đại diện duy nhất của tỉnh Lâm Đồng đang được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. |
Đôi ba tháng một lần, ông mời các chuyên gia nước ngoài đến nói chuyện chuyên môn và dạy ngoại ngữ cho anh em. Anh em nào tự học và lấy bằng mang về thì ông lại thưởng, dẫu số tiền không nhiều nhưng nó là một động lực mới. “Các bạn trẻ bây giờ quá lãng phí thời gian. Thay vì dành 30 phút để uống cà phê buổi sáng thì nên dành thời gian đó để học bất cứ cái gì đó có ích. Thời của mình kiến thức y khoa chính là tài sản độc quyền của những người thầy có điều kiện đi học ở nước ngoài, còn bây giờ các bạn hoàn toàn chủ động để học hỏi kiến thức. Vậy vì cớ gì mà không học?”.
Từ 2 năm đến hơn 30 năm
Tốt nghiệp Đại học Y dược Huế năm 1982, theo quy định, ông về làm việc tại Bệnh viện huyện Bảo Lộc để “trả nợ” trong thời gian hai năm. Những ngày đầu, khi bạn bè đã đề nghị cho đất để làm nhà nhưng ông từ chối vì chỉ muốn quay trở lại Huế. Ấy vậy mà đã hơn 30 năm rồi, đường đi ngày càng dài, những dự định mới, những kế hoạch đang còn ngổn ngang khiến ông thấy mình không thể dứt bỏ để ra đi. Chỗ riêng tư, ông tâm sự như một sẻ chia tâm huyết: “Cơ hội nằm ngay khối óc và trái tim của mình. Nếu tự mình không định hướng được cho con thuyền của mình thì không có một ngọn gió đồng hành nào có thể giúp được”.
Mỗi sáng, nhân viên trong bệnh viện đều thấy ông đến thật sớm. Vào phòng và tự nấu nửa gói mì trong cái tô nhỏ. Mỗi buổi chiều muộn, ông trở về đi chợ để lo bữa cơm tối cho mình và hai cậu con trai song sinh đang học lớp 4. Cặp táp treo một bên, túi đồ ăn một bên, chiếc Honda 67 cũ kỹ đưa chủ nhân của nó rời công sở trở về nhà thanh thản.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận